SỐC: Chất thải tôm để... sản xuất phân bón

Các nhà khoa học tham gia vào sáng kiến này tìm cách khai thác chất thải này để sản xuất phân hữu cơ, do đó kết thúc một chu kỳ trong hoạt động nông nghiệp, trong đó yêu cầu các chất dinh dưỡng để cải thiện đất và thúc đẩy phát triển sản phẩm trồng trọt.

Thông qua Viện Nghiên cứu nông nghiệp Canary (ICIA), Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Thủy sản và Nước của quần đảo Canary đã hợp tác với Đại học Eloy Alfaro Lay của Ecuador trong một nghiên cứu về phát triển phân bón chức năng sử dụng đầu tôm phế phẩm.

Dưới sự chỉ đạo của nhà khoa học Federico Laich, nghiên cứu dự định sẽ nghiên cứu đặc tính của các vi sinh vật tham gia vào quá trình làm phân bón.

Những người thực hiện dự án nhằm mục đích chuyển đổi chất thải từ ngành công nghiệp đánh bắt thủy sản của Ecuador thành một nguồn tài nguyên hữu ích.

Ngành công nghiệp tôm ở Ecuador mỗi năm tạo ra khối lượng lớn chất thải cần xử lý để loại bỏ, vì chúng là một nguồn có khả năng gây ô nhiễm.

Các nhà khoa học tham gia vào sáng kiến này tìm cách khai thác chất thải này để sản xuất phân hữu cơ, do đó kết thúc một chu kỳ trong hoạt động nông nghiệp, trong đó yêu cầu các chất dinh dưỡng để cải thiện đất và thúc đẩy phát triển sản phẩm trồng trọt.

Dự án này không chỉ là mối quan tâm đối với Ecuador mà còn ở các nước khác, nơi chất thải với chitin ban đầu gây ra một vấn đề bởi vì không có phương pháp xử lý thấu đáo, chính quyền quần đảo Canary cho biết.

Bộ Nông nghiệp cung cấp các phương tiện để hoàn thành việc phân tích nhằm xác định các vi sinh vật tham gia vào quá trình sản xuất phân bón.
Kết quả sơ bộ của nghiên cứu này đã được trình bày tại một hội nghị tại trụ sở chính của ICIA ở Valle de Guerra (Tenerife).
Theo Danviet.vn