Sáng kiến ở hạ lưu sông MêKông về phát triển tôm sú bền vững

Sáng kiến ở hạ lưu sông MêKông về phát triển tôm sú bền vững
Ngày 20/3, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị về “Sáng kiến ở hạ lưu sông MêKông về phát triển tôm sú bền vững”, do Bộ NN-PTNT phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Liên bang Úc (CSIRO) tổ chức.
Hội nghị sáng kiến ở hạ lưu Sông Mekong về phát triển tôm sú

Tham dự có đại diện Bộ NN-PTNT; Bộ KH&CN; Bộ Tài Nguyên Môi Trường; Tổng Cục Thủy sản; các Viện Nghiên cứu nôi trồng thủy sản 2; Viện Kính tế quy hoạch Thủy sản phía Nam; Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRI; Phân viên Nghiên cứu hải sản; các Tổ chức CSIRO, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB, Tổ chức sáng kiến Thương mại quốc tế - DHI; các doanh nghiệp XNK Thủy sản vùng ĐBSCL, các Hiệp hội tôm VASEP – ICAFIS; Hiệp hội tôm Ninh Thuận...

Theo Tổng Cục Thủy sản, sáng kiến hạ lưu Sông MêKông nhằm liên kết và cải thiện sinh kế của 10.000 hộ nông dân nuôi tôm sú quảng canh quy mô nhỏ ở ĐBSCL, trong giai đoạn 2019-2029; đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả môi trường và lợi nhuận kinh tế.

Cũng thông qua những sán kiến này, CSIRO sẽ hỗ trợ chuyển giao khoa học trong quản lý sức khỏe, di truyền chọn giống và hệ thống sản xuất. Đối với các cải tiến sâu hơn sẽ được thúc đẩy thông qua các hệ thống chuyển giao công nghệ, mô hình kinh doanh và cấp phép cho hệ thống ao nuôi.

Ông Trần Đình Luân, Phó tổng Cục trưởng Thủy sản MARD cho biết: Sáng kiến này còn hướng tới mục tiêu cụ thể tăng gấp ba lần năng suất nuôi tôm sú so với hiện tại (đạt khoảng 300 -350 kg/ha/năm) và tăng hiệu quả sản xuất thông qua vie675c cải thiện đầu vào, ứng dụng phát triển thực hành nuôi tốt và quản lý quy họach, vùng nuôi hiệu quả. Nâng cao chất lượng và giá trị sàn phẩm tôm sú, thông qua việc cải tiến quy trình sau thu hoạch, hậu cần, nguồn gốc sản phẩm. Hỗ trợ việc chuyển đổi các mô hình nông nghiệp sang nuôi tôm sú ở vùng ĐBSCL để thích ứng với biến đổi khí hậu và cạnh tranh quốc tế...

Hội nghị diễn ra trong hai ngày 20-21/3 sẽ kết thúc.

Theo Minh Sáng/ Nông nghiệp