Sau 2 năm Hà Nội thực hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp Người chăn nuôi yên tâm sản xuất
- Thứ hai - 31/03/2014 04:22
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Vì vậy, người dân rất cần một sự bảo đảm cho thành quả và công sức lao động của mình. Xuất phát từ thực tiễn trên, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 315/QÐ-TTg (ngày 1/3/2011) về việc triển khai Thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh, TP, trong đó có Hà Nội.
Nhiều chuyển biến
Với thế mạnh chăn nuôi, Hà Nội được chọn làm thí điểm BHNN đối với bò sữa và lợn. Ngay từ cuối năm 2011, UBND TP đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) BHNN, để triển khai những công việc cụ thể; đồng thời, chọn huyện Ba Vì thực hiện bảo hiểm trên đàn bò sữa, huyện Chương Mỹ thực hiện bảo hiểm trên đàn lợn. Công ty Bảo hiểm Đông Đô được chọn trực tiếp triển khai nghiệp vụ BHNN đến với người chăn nuôi.
Bước đầu triển khai chủ trương trên đã gặp không ít khó khăn. Người dân chưa đồng tình ủng hộ, còn có thái độ thăm dò, xem xét, nghe ngóng… Nguyên nhân chính là do phạm vi, đối tượng thí điểm chưa phù hợp thực tiễn sản xuất... Ghi nhận và chia sẻ với nguyện vọng của các hộ chăn nuôi, BCĐ TP đã kịp thời báo cáo, đề xuất BCĐ T.Ư nhằm điều chỉnh phạm vi bảo hiểm, đồng thời tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân. Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo để cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc. Cuối tháng 8/2012, sau khi tiếp thu ý kiến của các địa phương, BCĐ T.Ư đã điều chỉnh theo hướng mở rộng về điều kiện, phạm vi, mức phí bảo hiểm. Với những giải pháp đồng bộ, việc triển khai thí điểm BHNN với lợn, bò sữa tại 2 huyện có chuyển biến rõ nét, được các cấp, các ngành ghi nhận. Kết quả, tính đến 31/12/2013, tổng số hộ tham gia BHNN trên địa bàn TP là 2.912 hộ, trong đó, có 800 hộ nghèo (chiếm 27,37 %), 273 hộ cận nghèo (chiếm 9,38 %), 1.839 hộ thường (chiếm 63,15 %). Tổng giá trị nhận bảo hiểm cho đàn bò sữa và đàn lợn là trên 170 tỷ đồng với phí bảo hiểm trên 5,15 tỷ đồng.
Cần được nhân rộng
Bài học kinh nghiệm để triển khai thành công BHNN trên địa bàn TP là có sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ, sát sao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó, là làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm. Thực hiện tốt việc đào tạo, tập huấn cho mạng lưới cán bộ cơ sở trực tiếp triển khai đến từng hộ chăn nuôi. Kịp thời giải quyết rủi ro khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra giúp cho người dân nhanh chóng phục hồi sản xuất. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như tài chính, nông nghiệp, Bảo Việt và các huyện thực hiện BHNN. Sau 2 năm triển khai thí điểm BHNN, BCĐ TP cũng như các huyện, xã và hộ dân đều khẳng định đây là chính sách rất ưu việt cần được Nhà nước khẩn trương nhân rộng trong thời gian tới, để giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục điều chỉnh để phù hợp thực tế. Đó là mở rộng phạm vi bảo hiểm, với bò sữa cần mở rộng một số bệnh (như bệnh sinh sản, ký sinh trùng đường máu, nắng nóng kéo dài...). Về phí bảo hiểm, cần giảm mức phí hơn nữa để lấy số đông người tham gia. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, tập huấn, động viên khuyến khích cán bộ cơ sở thôn, xóm, cán bộ thú y, những người trực tiếp tham gia vào công tác BHNN đến người dân. Các thủ tục tham gia bảo hiểm cần đơn giản, gọn nhẹ hơn, đặc biệt việc giải quyết bảo hiểm khi có rủi ro phải kịp thời... Có như vậy mới tạo sự đồng thuận cao, giúp người dân tham gia bảo hiểm. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhằm hạn chế trường hợp trục lợi trong bảo hiểm
Chương trình Thí điểm BHNN đối với vật nuôi trên địa bàn TP Hà Nội bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Hy vọng khi Chính phủ có chủ trương nhân rộng chính sách BHNN, Hà Nội sẽ thực hiện tốt việc bảo hiểm các loại đối tượng trong nông nghiệp để người dân tham gia một cách tích cực, hiệu quả góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
Nhiều chuyển biến
Với thế mạnh chăn nuôi, Hà Nội được chọn làm thí điểm BHNN đối với bò sữa và lợn. Ngay từ cuối năm 2011, UBND TP đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) BHNN, để triển khai những công việc cụ thể; đồng thời, chọn huyện Ba Vì thực hiện bảo hiểm trên đàn bò sữa, huyện Chương Mỹ thực hiện bảo hiểm trên đàn lợn. Công ty Bảo hiểm Đông Đô được chọn trực tiếp triển khai nghiệp vụ BHNN đến với người chăn nuôi.
Trao Giấy chứng nhận Bảo hiểm đàn vật nuôi tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: Đăng Huy |
Bước đầu triển khai chủ trương trên đã gặp không ít khó khăn. Người dân chưa đồng tình ủng hộ, còn có thái độ thăm dò, xem xét, nghe ngóng… Nguyên nhân chính là do phạm vi, đối tượng thí điểm chưa phù hợp thực tiễn sản xuất... Ghi nhận và chia sẻ với nguyện vọng của các hộ chăn nuôi, BCĐ TP đã kịp thời báo cáo, đề xuất BCĐ T.Ư nhằm điều chỉnh phạm vi bảo hiểm, đồng thời tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân. Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo để cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc. Cuối tháng 8/2012, sau khi tiếp thu ý kiến của các địa phương, BCĐ T.Ư đã điều chỉnh theo hướng mở rộng về điều kiện, phạm vi, mức phí bảo hiểm. Với những giải pháp đồng bộ, việc triển khai thí điểm BHNN với lợn, bò sữa tại 2 huyện có chuyển biến rõ nét, được các cấp, các ngành ghi nhận. Kết quả, tính đến 31/12/2013, tổng số hộ tham gia BHNN trên địa bàn TP là 2.912 hộ, trong đó, có 800 hộ nghèo (chiếm 27,37 %), 273 hộ cận nghèo (chiếm 9,38 %), 1.839 hộ thường (chiếm 63,15 %). Tổng giá trị nhận bảo hiểm cho đàn bò sữa và đàn lợn là trên 170 tỷ đồng với phí bảo hiểm trên 5,15 tỷ đồng.
Cần được nhân rộng
Bài học kinh nghiệm để triển khai thành công BHNN trên địa bàn TP là có sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ, sát sao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó, là làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm. Thực hiện tốt việc đào tạo, tập huấn cho mạng lưới cán bộ cơ sở trực tiếp triển khai đến từng hộ chăn nuôi. Kịp thời giải quyết rủi ro khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra giúp cho người dân nhanh chóng phục hồi sản xuất. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như tài chính, nông nghiệp, Bảo Việt và các huyện thực hiện BHNN. Sau 2 năm triển khai thí điểm BHNN, BCĐ TP cũng như các huyện, xã và hộ dân đều khẳng định đây là chính sách rất ưu việt cần được Nhà nước khẩn trương nhân rộng trong thời gian tới, để giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục điều chỉnh để phù hợp thực tế. Đó là mở rộng phạm vi bảo hiểm, với bò sữa cần mở rộng một số bệnh (như bệnh sinh sản, ký sinh trùng đường máu, nắng nóng kéo dài...). Về phí bảo hiểm, cần giảm mức phí hơn nữa để lấy số đông người tham gia. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, tập huấn, động viên khuyến khích cán bộ cơ sở thôn, xóm, cán bộ thú y, những người trực tiếp tham gia vào công tác BHNN đến người dân. Các thủ tục tham gia bảo hiểm cần đơn giản, gọn nhẹ hơn, đặc biệt việc giải quyết bảo hiểm khi có rủi ro phải kịp thời... Có như vậy mới tạo sự đồng thuận cao, giúp người dân tham gia bảo hiểm. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhằm hạn chế trường hợp trục lợi trong bảo hiểm
Chương trình Thí điểm BHNN đối với vật nuôi trên địa bàn TP Hà Nội bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Hy vọng khi Chính phủ có chủ trương nhân rộng chính sách BHNN, Hà Nội sẽ thực hiện tốt việc bảo hiểm các loại đối tượng trong nông nghiệp để người dân tham gia một cách tích cực, hiệu quả góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
BHNN là một chương trình lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai dịch bệnh, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Trong đợt thí điểm này, Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân thuộc diện nghèo; 80% hộ diện cận nghèo, 60% hộ bình thường; 20% cho tổ chức sản xuất nông nghiệp. |
Nguồn: ktdt.vn