Sẽ thí điểm xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – nông dân
- Thứ tư - 15/11/2017 03:33
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Cục sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp triển khai thí điểm xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – hộ nông dân trong một số lĩnh vực như: mía đường, lúa gạo và các sản phẩm nông sản an toàn.
Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – hộ nông dân . Ảnh: Quân Trang-TTXVN
Về sản xuất và tiêu thụ mía đường, sẽ thí điểm xây dựng mô hình hợp tác xã, hình thành chuỗi liên kết tại các tỉnh Thanh Hóa, Gia Lai, Sơn La, Khánh Hòa và Hậu Giang. Tại mỗi tỉnh sẽ triển khai tại 2 huyện, củng cố, thành lập ít nhất 2 hợp tác xã, quy mô sản xuất trung bình 200 ha/huyện.
Về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn ký thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH Toản Xuân – Nam Định triển khai tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Đắk Lắk, Lào Cai và Nam Định. Mỗi tỉnh sẽ thành lập ít nhất 2 hợp tác xã, quy mô sản xuất khoảng 150 ha/huyện. Sản phẩm chính là lúa gạo japonica, lúa thuần, lúa lai, Bắc Thơm 7.
Đối với sản phẩn nông sản, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn ký thỏa thuận hợp tác với Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA) để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ, củng cố, nâng cao năng lực cho hợp tác xã nông nghiệp để tham gia phát triển chuỗi. Bên cạnh đó, xây dựng thí điểm mô hình Trung tâm kết nối sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu nông sản theo vùng, tiến tới tổ chức thành hệ thống liên kết trong toàn quốc.
Các mô hình thí điểm sẽ được đào tạo nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động nông nghiệp, hợp tác xã đáp ứng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, phối hợp cùng địa phương trong quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hoàn thiện cơ sở, hạ tầng vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa.
Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, đây sẽ không chỉ là nơi kết nối doanh nghiệp với hợp tác xã mà còn là những điểm thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước. Từ những mô hình thí điểm này, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn sẽ đánh giá, tổng kết vào cuối năm 2018, từ đó đưa ra những liên kết mẫu và phổ biến nhân rộng. Các địa phương chẽ chủ động mời các doanh nghiệp, hợp tác xã để thực hiện các mối liên kết ở địa phương mình.
Theo ông Ma Quang Trung, hiện cả nước có khoảng 400 chuỗi liên kết, nhưng đây vẫn chưa thể là những mô hình điểm để doanh nghiệp và các hợp tác xã phổ biến nhân rộng./.
Về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn ký thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH Toản Xuân – Nam Định triển khai tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Đắk Lắk, Lào Cai và Nam Định. Mỗi tỉnh sẽ thành lập ít nhất 2 hợp tác xã, quy mô sản xuất khoảng 150 ha/huyện. Sản phẩm chính là lúa gạo japonica, lúa thuần, lúa lai, Bắc Thơm 7.
Đối với sản phẩn nông sản, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn ký thỏa thuận hợp tác với Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA) để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ, củng cố, nâng cao năng lực cho hợp tác xã nông nghiệp để tham gia phát triển chuỗi. Bên cạnh đó, xây dựng thí điểm mô hình Trung tâm kết nối sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu nông sản theo vùng, tiến tới tổ chức thành hệ thống liên kết trong toàn quốc.
Các mô hình thí điểm sẽ được đào tạo nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động nông nghiệp, hợp tác xã đáp ứng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, phối hợp cùng địa phương trong quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hoàn thiện cơ sở, hạ tầng vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa.
Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, đây sẽ không chỉ là nơi kết nối doanh nghiệp với hợp tác xã mà còn là những điểm thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước. Từ những mô hình thí điểm này, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn sẽ đánh giá, tổng kết vào cuối năm 2018, từ đó đưa ra những liên kết mẫu và phổ biến nhân rộng. Các địa phương chẽ chủ động mời các doanh nghiệp, hợp tác xã để thực hiện các mối liên kết ở địa phương mình.
Theo ông Ma Quang Trung, hiện cả nước có khoảng 400 chuỗi liên kết, nhưng đây vẫn chưa thể là những mô hình điểm để doanh nghiệp và các hợp tác xã phổ biến nhân rộng./.
Bích Hồng/BNEWS/TTXVN