Sóc Trăng: Cây Thuốc cá "bám rễ" trên đất Vĩnh Hải

Sóc Trăng: Cây Thuốc cá "bám rễ" trên đất Vĩnh Hải
(THPL) - Khác với những lần trước khi về đây tham quan chỉ bắt gặp những thửa đất trồng hành tím và đậu phộng, bắp…, lần này chúng tôi bắt vô số những cánh đồng to rộng chuyên canh loại cây Thuốc cá phát triển xanh tốt.
IMG_0498
Trồng cây Thuốc cá

Lý giải về sự thay đổi này, ông Thạch Nol, chủ tịch Hội Nông Dân xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nói: “Nếu như trồng hành tím chí phí đầu tư cao, nguy hiểm từ các độc tố dễ ảnh hưởng đến thị lực nhiều, giá cả lại thất thường thì cây Thuốc cá lại không vướng phải những yếu điểm vừa nêu. Đã vậy loại cây nầy có thể “neo” lại đến 24 tháng nếu giá cả không thuận lợi nhưng không ảnh hưởng đến rễ cây”.

Ông Nguyễn Văn Bình, ngụ ấp Huỳnh Kỳ cho biết thêm: trước đây người dân thường sử dụng thuốc rễ cây thuốc cá được đóng chai có xuất xứ từ Trung Quốc vì giá rẻ, tiện sử dụng, nhưng nay quan niệm ấy đã không còn bởi chất lượng các loại thuốc này ngày càng kém chất lượng, giá thành cao, độc tố nhiều. Trong khi đó diện tích nuôi tôm của 6 /8 ấp thuộc xã Vĩnh Hải đang phát triển diện tích nuôi tôm Sú và tôm Thẻ rất lớn, dẫn đến nhu cầu sử dụng rễ cây thuốc cá trong nuôi tôm là rất cao. Từ đó diện tích trồng cây thuốc cá từ 50 ha ở những năm 2015 tại xã Vĩnh Hải nay đã tăng lên trên 200 ha.

IMG_0494

Nhiều người trồng loại cây này kể thêm: Người nuôi tôm sử dụng rễ cây này với 3 mục đích chính : Tận diệt cá tạp trước khi thả tôm xuống nuôi trong ao mương; làm mát nguồn nước; giúp tôm lột vỏ nhanh và phát triển đồng đều. Đó là chưa kể để lợi ích nếu dùng rễ cây nầy pha loãng với nước sạch để tưới rau màu, cây ăn trái thì hiệu quả rất cao. Cạnh đó, rễ cây sẽ làm đất xốp dễ hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn. Sau khi mua rễ tươi về, các hộ nuôi tôm giã nát rồi ngâm nước khoảng một ngày sau mới bỏ xuống ao để tiêu diệt các loài cá tạp. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn trọng vì hóa chất nầy dễ gây thương tổn ở mắt nếu lỡ vướng phải. Một ao tôm có diện tích rộng khoảng 1.000 mét vuông thì cần đến khoảng 4 rễ thuốc cá tươi giã nhuyễn pha loãng với nước trước khi bỏ xuống ao mương.

IMG_0495
Cây Thuốc cá

Bình quân sau khi xuống giống khoảng 6 đến 7 tháng là có thể thu hoạch. Tuy nhiên nếu giá bán thấp thì người trồng sẽ “ neo” lại được trên 12 tháng tiếp theo đến 24 tháng. Điều thuận lợi là khi “neo” lại bộ rễ càng phát triển nhiều hơn dẫn đến sản lượng nhiều hơn những chất lượng không đổi. Bình quân giá bán hiện này từ 30.000 đến 32.000 đồng/ký; năng suất mỗi công (1.000 mét vuông) từ 800 đến 1.000 ký, như vậy mỗi công người trồng thu về khoản 30 đến 32 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư mỗi công chỉ xấp xỉ 4 đến 5 triệu đồng, người trồng còn lãi từ 25 đến 28 triệu/tùy thời điểm thị trường.

IMG_0530
Thu hoạch cây Thuốc cá

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chính quyền địa phương, người dân xã Vĩnh Hải không nên ồ ạt phá bỏ những ruộng trồng hành tím truyền thống và những loại rau màu khác để trồng cây Thuốc cá tránh, trường hợp cung vượt cầu để phải rơi vào trường hợp trúng mùa, rớt giá.