Thái Bình phát triển ‘vượt bậc’ nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật

Thái Bình phát triển ‘vượt bậc’ nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Thái Bình đã cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Thái Bình đã xuất hiện những sản phẩm nông nghiệp có quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có thương hiệu mang về nguồn ngoại tệ cho một tỉnh vốn đất chật người đông, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Năng suất chất lượng: Thái Bình phát triển vượt bậc nhờ áp dụng KHKT - ảnh 1

Thái Bình nâng cao năng suất chất lượng nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh minh họa 

Nhiều giống lúa được các nhà khoa học Thái Bình dày công nghiên cứu đã mang lại những mùa vàng ấm no cho nông dân như TBR1, TBR36, TBR45, D.ưu 527, Thái Xuyên 111, BC15, TBR225, ngoài ra còn có giống lạc TB 25, giống ngô GS 36... được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia.

Nhiều mô hình chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như trồng ớt tại Quỳnh Minh, An Ấp… (Quỳnh Phụ), trồng dưa lê tại Song An (Vũ Thư), Tân Tiến, Hòa Tiến (Hưng Hà), khoai tây tại Vũ Lạc (thành phố Thái Bình), Thái Giang (Thái Thụy), Quỳnh Nguyên (Quỳnh Phụ)… Nhiều loại cây dược liệu, cây ăn quả, hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao được nông dân nhiều địa phương đưa vào trồng góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
 

Năng suất chất lượng: Thái Bình phát triển vượt bậc nhờ áp dụng KHKT - ảnh 3 
Các tiến bộ khoa học công nghệ về quy trình canh tác, phân bón, phòng trừ dịch bệnh... cũng được ứng dụng có hiệu quả trong quá trình sản xuất. Ảnh minh họa

Nhờ những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ở cả ba khâu: con giống, thức ăn, nuôi dưỡng nên lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có những bước đột phá phát triển mạnh mẽ, nhiều giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như tôm thẻ chân trắng, ngao, cá vược, cá song chấm nâu, cá chim vây vàng..., góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như thu nhập cho các hộ nuôi.

Các tiến bộ khoa học công nghệ về quy trình canh tác, phân bón, phòng trừ dịch bệnh... cũng được ứng dụng có hiệu quả trong quá trình sản xuất. Chương trình xây dựng, nhân rộng mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả ở các huyện, thành phố.

Hòa Lê/ VietQ