Thêm vốn cho thanh niên nông thôn làm kinh tế
- Thứ ba - 25/03/2014 20:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sáng 24.3, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh đã tham dự buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề “Năm Thanh niên tình nguyện 2014”.
Nhiều câu hỏi của thanh niên gửi đến xoay quanh vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi giúp thanh niên làm kinh tế. Thừa nhận thực tế này, Bí thư thứ nhất Nguyễn Đắc Vinh cho hay, hiện T.Ư Đoàn chỉ nắm trong tay nguồn vốn 60 tỷ đồng/năm (vốn theo Đề án 120 về tạo việc làm cho thanh niên) chia đều cho 63 tỉnh, thành thì tỉnh nhiều nhất cũng chỉ được vay 2 tỷ đồng, tỉnh ít được vay chưa đến 1 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhu cầu vay của mỗi dự án phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn là rất lớn. Mới đây, ngày 22.3, T.Ư Đoàn đã có đề nghị với Thủ tướng Chính phủ cấp thêm vốn vay cho thanh niên và được Thủ tướng đồng ý. Tới đây, nguồn vốn hỗ trợ thanh niên nông thôn làm kinh tế sẽ tăng gấp đôi, lên 120 tỷ đồng/ năm và tăng dần theo các năm nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của thanh niên.
“Dù vốn được vay chưa lớn nhưng nhiều thanh niên nông thôn đã làm nên kỳ tích, điển hình phải kể đến tấm gương Trương Văn Trị (Thái Bình) với mô hình nuôi cá vược. Khởi nguồn từ khoản vốn chưa tời 100 triệu đồng, hiện nay anh Trị đã có cơ ngơi với giá trị 50 tỷ đồng. Đó là một thành công của chương trình vốn vay ưu đãi cho thanh niên” – ông Vinh nói.
Nhiều ý kiến gửi tới cuộc đối thoại bày tỏ sự thất vọng khi chứng kiến nhiều phong trào tình nguyện của thanh niên chỉ mang tính phong trào như: Giá thành một công trình tình nguyện được thanh niên làm cao hơn nếu đưa cho đơn vị thi công làm, nhiều chương trình tình nguyện rất “cồng kềnh” chỉ mang tính bề nổi, hô vang, chụp ảnh, điểm danh… hay chỉ phát động những đóng góp sức người mà thiếu những cống hiến có tính trí tuệ...
Giải đáp những thắc mắc này, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho biết: Tổ chức Đoàn tham gia đảm nhiệm công trình thì phần tình nguyện của thanh niên như góp sức, góp tri thức đều được thực hiện miễn phí. Với rất nhiều thứ miễn phí trong đó, tôi nghĩ giá thành công trình sẽ giảm đi rất nhiều.
Trong “Năm Thanh niên tình nguyện 2014”, T.Ư Đoàn sẽ quán triệt 5 yếu tố cho các phong trào tình nguyện đó là: Tính rộng khắp, tính định hướng, tính dẫn dắt, tính hiệu quả và tính bền vững: “Những hoạt động không thiết thực, không hiệu quả sẽ không làm. Mục tiêu của tình nguyện là tiến đến những nơi, những người có hoàn cảnh khó khăn” – Bí thư Nguyễn Đắc Vinh cho biết.
Trong khi đó, nhu cầu vay của mỗi dự án phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn là rất lớn. Mới đây, ngày 22.3, T.Ư Đoàn đã có đề nghị với Thủ tướng Chính phủ cấp thêm vốn vay cho thanh niên và được Thủ tướng đồng ý. Tới đây, nguồn vốn hỗ trợ thanh niên nông thôn làm kinh tế sẽ tăng gấp đôi, lên 120 tỷ đồng/ năm và tăng dần theo các năm nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của thanh niên.
Thanh niên nông thôn đang rất cần vốn để phát triển sản xuất.
“Dù vốn được vay chưa lớn nhưng nhiều thanh niên nông thôn đã làm nên kỳ tích, điển hình phải kể đến tấm gương Trương Văn Trị (Thái Bình) với mô hình nuôi cá vược. Khởi nguồn từ khoản vốn chưa tời 100 triệu đồng, hiện nay anh Trị đã có cơ ngơi với giá trị 50 tỷ đồng. Đó là một thành công của chương trình vốn vay ưu đãi cho thanh niên” – ông Vinh nói.
Nhiều ý kiến gửi tới cuộc đối thoại bày tỏ sự thất vọng khi chứng kiến nhiều phong trào tình nguyện của thanh niên chỉ mang tính phong trào như: Giá thành một công trình tình nguyện được thanh niên làm cao hơn nếu đưa cho đơn vị thi công làm, nhiều chương trình tình nguyện rất “cồng kềnh” chỉ mang tính bề nổi, hô vang, chụp ảnh, điểm danh… hay chỉ phát động những đóng góp sức người mà thiếu những cống hiến có tính trí tuệ...
Giải đáp những thắc mắc này, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho biết: Tổ chức Đoàn tham gia đảm nhiệm công trình thì phần tình nguyện của thanh niên như góp sức, góp tri thức đều được thực hiện miễn phí. Với rất nhiều thứ miễn phí trong đó, tôi nghĩ giá thành công trình sẽ giảm đi rất nhiều.
Trong “Năm Thanh niên tình nguyện 2014”, T.Ư Đoàn sẽ quán triệt 5 yếu tố cho các phong trào tình nguyện đó là: Tính rộng khắp, tính định hướng, tính dẫn dắt, tính hiệu quả và tính bền vững: “Những hoạt động không thiết thực, không hiệu quả sẽ không làm. Mục tiêu của tình nguyện là tiến đến những nơi, những người có hoàn cảnh khó khăn” – Bí thư Nguyễn Đắc Vinh cho biết.
Theo danviet.vn