Thiếu kinh phí, hàng hóa chưa đa dạng
- Thứ ba - 28/08/2018 23:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản giữa TP Hà Nội với các địa phương trong cả nước vẫn còn vướng mắc. Hai nút thắt nổi lên là thiếu kinh phí và nông sản chưa đa dạng.
Trung bình mỗi năm, TP Hà Nội hỗ trợ khoảng 60 doanh nghiệp tham gia hội chợ và 100 doanh nghiệp giới thiệu, trưng bày nông sản tại các hội chợ để tìm kiếm đối tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thương mại chưa thật sự sôi động, chưa liên kết được với người sản xuất. Kế hoạch xúc tiến thương mại hằng năm cũng chưa gắn kết với kế hoạch sản xuất nông nghiệp của từng địa phương, nên các mặt hàng nông sản thiếu sức hấp dẫn. Nói về thực trạng trên, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Trần Mạnh Giang cho biết, các tỉnh, thành phố khi tham gia xúc tiến thương mại đưa nông sản về thị trường Hà Nội tiêu thụ chưa làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, nên chưa bố trí kinh phí để thực hiện. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất của các địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún, dẫn tới sản phẩm chưa đa dạng.
Theo Phó Giám đốc Sở NN& PTNT TP Hải Phòng Vũ Bá Công, mặc dù đã đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ với TP Hà Nội, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của địa phương vẫn nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Vì vậy, nông sản của TP Hải Phòng rất khó đưa vào siêu thị, như: Big C, Fivimart hay bếp ăn tập thể... trên địa bàn TP Hà Nội. Tương tự, ở các tỉnh, thành phố khác, do doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân thiếu kinh phí đầu tư cho khoa học kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nên gặp khó khăn trong khâu vận chuyển, bao gói để đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.
Theo ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), nếu làm tốt xúc tiến thương mại sẽ mở rộng, phát triển, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ hàng nông sản ổn định và có giá trị cao; doanh nghiệp và nông dân tìm được tiếng nói chung trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Để làm được việc này, cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với thị trường, nhất là những mặt hàng có thế mạnh, chủ lực của địa phương nhằm khuyến khích nông dân sản xuất; nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp liên kết với nhau để có nguồn vốn lớn đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường trọng điểm trong nước và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì, dán tem nhận diện truy xuất nguồn gốc xuất xứ; tăng cường quảng bá, tìm kiếm thị trường cho những mặt hàng nông sản có thế mạnh. TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố tăng cường cán bộ xúc tiến thương mại có đủ kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế quốc tế; kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh để làm tốt việc cung cấp thông tin diễn biến, dự báo, nhu cầu của thị trường cho doanh nghiệp nhằm có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Theo Phó Giám đốc Sở NN& PTNT TP Hải Phòng Vũ Bá Công, mặc dù đã đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ với TP Hà Nội, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của địa phương vẫn nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Vì vậy, nông sản của TP Hải Phòng rất khó đưa vào siêu thị, như: Big C, Fivimart hay bếp ăn tập thể... trên địa bàn TP Hà Nội. Tương tự, ở các tỉnh, thành phố khác, do doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân thiếu kinh phí đầu tư cho khoa học kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nên gặp khó khăn trong khâu vận chuyển, bao gói để đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.
Theo ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), nếu làm tốt xúc tiến thương mại sẽ mở rộng, phát triển, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ hàng nông sản ổn định và có giá trị cao; doanh nghiệp và nông dân tìm được tiếng nói chung trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Để làm được việc này, cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với thị trường, nhất là những mặt hàng có thế mạnh, chủ lực của địa phương nhằm khuyến khích nông dân sản xuất; nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp liên kết với nhau để có nguồn vốn lớn đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường trọng điểm trong nước và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì, dán tem nhận diện truy xuất nguồn gốc xuất xứ; tăng cường quảng bá, tìm kiếm thị trường cho những mặt hàng nông sản có thế mạnh. TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố tăng cường cán bộ xúc tiến thương mại có đủ kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế quốc tế; kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh để làm tốt việc cung cấp thông tin diễn biến, dự báo, nhu cầu của thị trường cho doanh nghiệp nhằm có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.