Thu hút doanh nghiệp lớn để thay đổi bức tranh nông nghiệp Việt Nam
- Thứ sáu - 01/12/2017 03:26
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chỉ doanh nghiệp có tiềm lực lớn mới có thể làm thay đổi được bức tranh nông nghiệp Việt Nam.
Sáng 30-11, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tổ chức diễn đàn về chủ đề thu hút doanh nghiệp và doanh nhân tham gia phong trào khởi nghiệp trong xây dựng nông thôn mới.
Theo ông Ngô Tất Thắng, Phó chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến nay sau gần 7 năm thực hiện cả nước đã có 2.835 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 31,96%. Đồng thời có 41 huyện ở 24 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới.
Ông Ngô Tất Thắng cho rằng thực tế phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã khẳng định vai trò to lớn của doanh nghiệp. Trong 5 năm giai đoạn 1, tổng mức vốn mà các doanh nghiệp hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới là 20.408 tỷ đồng.
Tuy nhiên tổng nguồn vốn này cũng mới chỉ chiếm 4,9% tổng vốn đã huy động cho nông thôn mới. Và số doanh nghiệp đang đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn rất ít, chỉ chiếm chưa tới 1% với tổng số điều tra vào năm 2016 là 4.080 doanh nghiệp. Trong đó, chiếm hơn 96% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương cho rằng mặc dù đã có nhiều chính sách mới để thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp và nông thôn mới nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản về chính sách đất đai, tài chính tín dụng chưa phù hợp...
Nhiều đại biểu cho rằng xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn nhưng nếu không thu hút được doanh nghiệp sẽ không hiệu quả. Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chỉ doanh nghiệp có tiềm lực lớn mới có thể làm thay đổi được bức tranh nông nghiệp Việt Nam.
“Tôi e rằng nếu chỉ thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thì không ăn thua mà phải tìm cách lôi kéo được các doanh nghiệp lớn vào mới hi vọng tạo sự thay đổi”- TS Trần Đình Thiên thẳng thắn nhìn nhận. Bởi theo ông, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đưa được khoa học công nghệ vào nông nghiệp.
Theo ông Ngô Tất Thắng, Phó chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến nay sau gần 7 năm thực hiện cả nước đã có 2.835 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 31,96%. Đồng thời có 41 huyện ở 24 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới.
Ông Ngô Tất Thắng cho rằng thực tế phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã khẳng định vai trò to lớn của doanh nghiệp. Trong 5 năm giai đoạn 1, tổng mức vốn mà các doanh nghiệp hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới là 20.408 tỷ đồng.
Tuy nhiên tổng nguồn vốn này cũng mới chỉ chiếm 4,9% tổng vốn đã huy động cho nông thôn mới. Và số doanh nghiệp đang đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn rất ít, chỉ chiếm chưa tới 1% với tổng số điều tra vào năm 2016 là 4.080 doanh nghiệp. Trong đó, chiếm hơn 96% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương cho rằng mặc dù đã có nhiều chính sách mới để thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp và nông thôn mới nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản về chính sách đất đai, tài chính tín dụng chưa phù hợp...
Nhiều đại biểu cho rằng xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn nhưng nếu không thu hút được doanh nghiệp sẽ không hiệu quả. Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chỉ doanh nghiệp có tiềm lực lớn mới có thể làm thay đổi được bức tranh nông nghiệp Việt Nam.
“Tôi e rằng nếu chỉ thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thì không ăn thua mà phải tìm cách lôi kéo được các doanh nghiệp lớn vào mới hi vọng tạo sự thay đổi”- TS Trần Đình Thiên thẳng thắn nhìn nhận. Bởi theo ông, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đưa được khoa học công nghệ vào nông nghiệp.