Tìm hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở miền núi
- Chủ nhật - 20/11/2016 08:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Quang cảnh hội thảo diễn ra tại TP.Hội An. Ảnh: VĂN SỰ |
Theo báo cáo tại hội thảo, trong vòng 15 năm qua Tổ chức Tầm nhìn thế giới cùng một số đơn vị liên quan của tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn hơn 28 nghìn hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Đông Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Nông Sơn xây dựng rất nhiều mô hình như canh tác lúa nước theo chương trình IPM, ICM, SRI; sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh; phát triển kinh tế vườn, đa dạng hóa các loại cây trồng; phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh; phát triển kinh doanh nhỏ theo quy mô hộ gia đình; hình thành chuỗi giá trị sản phẩm; tiết kiệm tích lũy và tín dụng cộng đồng. Qua đó, góp phần rất lớn trong việc giúp cư dân miền núi nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống và vươn lên xóa nghèo bên vững. Không chỉ vậy, những năm qua tổ chức này còn triển khai hiệu quả mô hình phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng với sự tham gia của 9.700 hộ dân ở những địa phương vừa nêu.
Nhiều mô hình kinh tế vườn ở huyện Hiệp Đức mang lại giá trị cao. Ảnh: VĂN SỰ |
Tại hội thảo, hầu hết ý kiến cho rằng, để các huyện miền núi của tỉnh phát triển lĩnh vực kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững thì cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, bên cạnh việc ưu tiên nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất thì ngành liên quan cùng chính quyền các địa phương phải thường xuyên chú trọng đến khâu chuyển giao tiến bộ của khoa học kỹ thuật và hỗ trợ những loại giống cây trồng, con vật nuôi có chất lượng tốt cho nông dân hình thành các mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp. Ngoài ra, cần quan tâm xây dựng những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng gắn với thị trường tiêu thụ…