Tôn vinh 62 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ hai
- Chủ nhật - 29/12/2019 22:09
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng trao giấy chứng nhận và kỷ niệm chương cho Tiến sĩ Lê Văn Tri - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ sinh học - phân bón Fitohoocmon; Chủ tịch Hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam, người xác lập được 3 kỷ lục Guiness: Người có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực Công nghệ sinh học nhất Việt Nam; người có nhiều bằng sáng chế áp dụng cho cây lúa nhất Việt Nam… |
Tham dự lễ tôn vinh có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cùng 62 “Nhà Khoa học của Nhà nông” tiêu biểu được tôn vinh năm 2019.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng khẳng định: Lễ tôn vinh là hoạt động thể hiện sự trân trọng ghi nhận và biết ơn sâu sắc của Hội NDVN cùng nhà nông đối với những nhà khoa học có cống hiến xuất sắc trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới năm 2019. Đồng thời thúc đẩy mối liên kết “6 nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà đầu tư, nhà băng, nhà khoa học, nhà phân phối) mà Thủ tướng Chính phủ đã kết luận tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ nhất.
Trong số 62 cá nhân được vinh danh “Nhà Khoa học của Nhà nông” năm nay, có 9 đại biểu nữ và 53 đại biểu nam; người cao tuổi nhất 80 tuổi, người thấp nhất 34 tuổi; có 23 nhà khoa học có học vị Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ có nhiều đóng góp, cống hiến cho ngành nông nghiệp và đời sống nông dân. Một trong số đó là GS.TSKH Võ Tòng Xuân. Ông là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực lúa gạo, có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. GS.TSKH Võ Tòng Xuân đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, đặc biệt là hai danh hiệu cao quí của Việt Nam là “Anh hùng Lao động” và “Nhà giáo Nhân dân”.
Một gương mặt tiêu biểu khác được Chương trình tôn vinh năm nay là GS.TSKH Lê Đình Khả. Ông là tác giả và đồng tác giả của 35 giống quốc gia và giống TBKT trong đó đặc biệt có các giống keo lai tự nhiên được Giải thưởng Nhà nước, các giống bạch đàn lai, các giống tràm năm gân và tràm lấy tinh dầu. Các giống keo lai đã được Bộ NN&PTNT đưa vào giống cây trồng chủ lực ở Việt Nam, các nước Đông Nam Á cũng nhập khẩu từ Việt Nam để gieo trồng.
Kỹ sư Hồ Quang Cua – “cha đẻ” của giống lúa ST25 vừa được bình chọn là “gạo ngon nhất thế giới”. Kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự của ông đã nhận được tổng cộng 7 Huân chương Lao động, 2 giải thưởng Bông Lúa Vàng của Bộ NN&PTNT, được Tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO) chứng nhận thành tựu. Cá nhân ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và năm 2012 được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Đặc biệt trong số 62 điển hình xuất sắc năm nay, có 16 “nhà khoa học không chuyên” là những nông dân có sáng chế, sáng kiến được ghi nhận và được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến: Ông Phạm Văn Hát, sinh năm 1972, tại xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Mặc dù trình độ văn hoá 7/12, nhưng ông Hát đã nghiên cứu, đúc kết giải pháp, sáng chế ra nhiều sản phẩm phục vụ nông nghiệp rất hữu dụng như: Máy thu hoạch rau húng, phục vụ chiết xuất tinh dầu; máy băm cá; máy rửa thịt tự động; máy đóng bầu và gieo hạt cây lâm nghiệp tự động và đang tiếp tục nghiên cứu, sáng chế một số loại máy móc phục vụ nông nghiệp khác như: Máy gieo cỏ và thu hoạch cỏ; máy dọn phân lợn; dây chuyền đóng thóc giống… Ông Hát đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và được nhiều giấy khen, bằng khen của các cơ quan, bộ, ngành.
Ông Nguyễn Văn Hai, sinh năm 1967, trú tại số 66, đường 19/4, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khởi đầu từ 1 người thợ sửa xe Honda, đến nay hiện có khoảng trên 50 sản phẩm sáng chế phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu là: Giải pháp sáng tạo đa năng 4 trong 1 để phun thuốc trừ sâu, cứu hỏa, bơm nước và phát điện; Máy đa chức năng (xới, cày, gặt và bơm nước); Máy tuốt củ lạc; Hệ thống tưới nước cho gốc và ngọn cây ăn quả; Máy trộn cắt đa năng; Máy phun khói xịt côn trùng… Nhiều sản phẩm của ông đã phát huy được tính ứng dụng cao, được nông dân sử dụng; nhiều sản phẩm đạt giải cao tại Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận và Chứng nhận được bình chọn là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Bình Thuận.
Đánh giá về ý nghĩa của chương trình tôn vinh Nhà khoa học của Nhà nông lần thứ 2 năm 2019, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn, Trưởng ban Tổ chức Chương trình cho biết: Danh hiệu “Nhà Khoa học của Nhà nông” được coi là một hình thức tri ân đối với các Nhà khoa học được vinh danh. Nhà khoa học đã cống hiến công sức của mình vào thực tiễn đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các lĩnh vực liên quan, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông Lê Công Thành – Phó Chủ tịch Hội ND xã Phú Lâm, huyện Tân Phú (Đồng Nai) với sáng chế máy gieo hạt rau các loại được phát triển rộng rãi tới người trồng rau trong cả nước chia sẻ: Được tôn vinh cùng các nhà khoa học khác tôi rất phấn khởi bởi đây là sự khích lệ, động viên đối với những cống hiến của chúng tôi. Tôi xin hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo để đưa những ứng dụng khoa học mới vào thực tiễn sản xuất.
Ông Đinh Văn Giang ở xã Sông Khoai – thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) chuyên nghiên cứu sáng tạo ra những đề tài phục vụ ngành nông nghiệp, nổi bật nhất là máy chế biến thức ăn đa năng có ưu điểm vượt trội được nhiều hộ nông dân đã sử dụng phấn khởi cho biết: Được tôn vinh trong Chương trình lần này, tôi rất vinh dự, tôi sẽ phấn đấu, nỗ lực hết khả năng của mình làm ra nhiều sản phẩm hữu ích để phục vụ cho bà con nông dân và làm giàu cho quê hương.
Một số hình ảnh tại lễ tôn vinh:
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng khẳng định: Lễ tôn vinh là hoạt động thể hiện sự trân trọng ghi nhận và biết ơn sâu sắc của Hội NDVN cùng nhà nông đối với những nhà khoa học có cống hiến xuất sắc trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới năm 2019. Đồng thời thúc đẩy mối liên kết “6 nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà đầu tư, nhà băng, nhà khoa học, nhà phân phối) mà Thủ tướng Chính phủ đã kết luận tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ nhất.
Trong số 62 cá nhân được vinh danh “Nhà Khoa học của Nhà nông” năm nay, có 9 đại biểu nữ và 53 đại biểu nam; người cao tuổi nhất 80 tuổi, người thấp nhất 34 tuổi; có 23 nhà khoa học có học vị Tiến sỹ khoa học và Tiến sỹ có nhiều đóng góp, cống hiến cho ngành nông nghiệp và đời sống nông dân. Một trong số đó là GS.TSKH Võ Tòng Xuân. Ông là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực lúa gạo, có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. GS.TSKH Võ Tòng Xuân đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, đặc biệt là hai danh hiệu cao quí của Việt Nam là “Anh hùng Lao động” và “Nhà giáo Nhân dân”.
Một gương mặt tiêu biểu khác được Chương trình tôn vinh năm nay là GS.TSKH Lê Đình Khả. Ông là tác giả và đồng tác giả của 35 giống quốc gia và giống TBKT trong đó đặc biệt có các giống keo lai tự nhiên được Giải thưởng Nhà nước, các giống bạch đàn lai, các giống tràm năm gân và tràm lấy tinh dầu. Các giống keo lai đã được Bộ NN&PTNT đưa vào giống cây trồng chủ lực ở Việt Nam, các nước Đông Nam Á cũng nhập khẩu từ Việt Nam để gieo trồng.
Kỹ sư Hồ Quang Cua – “cha đẻ” của giống lúa ST25 vừa được bình chọn là “gạo ngon nhất thế giới”. Kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự của ông đã nhận được tổng cộng 7 Huân chương Lao động, 2 giải thưởng Bông Lúa Vàng của Bộ NN&PTNT, được Tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO) chứng nhận thành tựu. Cá nhân ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và năm 2012 được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Đặc biệt trong số 62 điển hình xuất sắc năm nay, có 16 “nhà khoa học không chuyên” là những nông dân có sáng chế, sáng kiến được ghi nhận và được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến: Ông Phạm Văn Hát, sinh năm 1972, tại xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Mặc dù trình độ văn hoá 7/12, nhưng ông Hát đã nghiên cứu, đúc kết giải pháp, sáng chế ra nhiều sản phẩm phục vụ nông nghiệp rất hữu dụng như: Máy thu hoạch rau húng, phục vụ chiết xuất tinh dầu; máy băm cá; máy rửa thịt tự động; máy đóng bầu và gieo hạt cây lâm nghiệp tự động và đang tiếp tục nghiên cứu, sáng chế một số loại máy móc phục vụ nông nghiệp khác như: Máy gieo cỏ và thu hoạch cỏ; máy dọn phân lợn; dây chuyền đóng thóc giống… Ông Hát đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và được nhiều giấy khen, bằng khen của các cơ quan, bộ, ngành.
Ông Nguyễn Văn Hai, sinh năm 1967, trú tại số 66, đường 19/4, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khởi đầu từ 1 người thợ sửa xe Honda, đến nay hiện có khoảng trên 50 sản phẩm sáng chế phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu là: Giải pháp sáng tạo đa năng 4 trong 1 để phun thuốc trừ sâu, cứu hỏa, bơm nước và phát điện; Máy đa chức năng (xới, cày, gặt và bơm nước); Máy tuốt củ lạc; Hệ thống tưới nước cho gốc và ngọn cây ăn quả; Máy trộn cắt đa năng; Máy phun khói xịt côn trùng… Nhiều sản phẩm của ông đã phát huy được tính ứng dụng cao, được nông dân sử dụng; nhiều sản phẩm đạt giải cao tại Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận và Chứng nhận được bình chọn là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Bình Thuận.
Đánh giá về ý nghĩa của chương trình tôn vinh Nhà khoa học của Nhà nông lần thứ 2 năm 2019, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Lương Quốc Đoàn, Trưởng ban Tổ chức Chương trình cho biết: Danh hiệu “Nhà Khoa học của Nhà nông” được coi là một hình thức tri ân đối với các Nhà khoa học được vinh danh. Nhà khoa học đã cống hiến công sức của mình vào thực tiễn đời sống nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các lĩnh vực liên quan, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông Lê Công Thành – Phó Chủ tịch Hội ND xã Phú Lâm, huyện Tân Phú (Đồng Nai) với sáng chế máy gieo hạt rau các loại được phát triển rộng rãi tới người trồng rau trong cả nước chia sẻ: Được tôn vinh cùng các nhà khoa học khác tôi rất phấn khởi bởi đây là sự khích lệ, động viên đối với những cống hiến của chúng tôi. Tôi xin hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo để đưa những ứng dụng khoa học mới vào thực tiễn sản xuất.
Ông Đinh Văn Giang ở xã Sông Khoai – thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) chuyên nghiên cứu sáng tạo ra những đề tài phục vụ ngành nông nghiệp, nổi bật nhất là máy chế biến thức ăn đa năng có ưu điểm vượt trội được nhiều hộ nông dân đã sử dụng phấn khởi cho biết: Được tôn vinh trong Chương trình lần này, tôi rất vinh dự, tôi sẽ phấn đấu, nỗ lực hết khả năng của mình làm ra nhiều sản phẩm hữu ích để phục vụ cho bà con nông dân và làm giàu cho quê hương.
Chương trình xét chọn và tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ Hai năm 2019, đã được triển khai trên toàn quốc từ tháng 4 đến tháng 11/2019, được tiến hành qua 2 cấp Hội đồng gồm: Hội đồng bình chọn cấp cơ sở (cấp tỉnh, gồm Hội Nông dân, Sở NN&PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật cấp tỉnh) và Hội đồng Thẩm định Trung ương. Sau 8 tháng triển khai Chương trình, Ban Tổ chức đã nhận được danh sách đề cử ứng viên từ Hội đồng bình chọn của 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước và từ Hội đồng bình chọn của Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Tại phiên họp Hội đồng Thẩm định Trung ương ngày 07/12/2019, Hội đồng đã chọn ra được 62 “Nhà Khoa học của Nhà nông” tiêu biểu để tôn vinh năm 2019. |
Một số hình ảnh tại lễ tôn vinh:
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng trao giấy chứng nhận và kỷ niệm chương cho 24 nhà khoa học, trí thức, những người có đóng góp lớn trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. |
Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng trao giấy chứng nhận và kỷ niệm chương cho 22 nhà khoa học có các công trình, đề án được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp và những doanh nhân đã trực tiếp xuống đồng, hướng dẫn, tập huấn cho nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật và tiêu thụ nông sản. |
Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Tuấn Quang, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp trao giấy chứng nhận và kỷ niệm chương cho 16 đại biểu “nhà khoa học không chuyên” là những nông dân có nhiều sáng kiến, ứng dụng cải tiến được nhiều bà con nông dân sử dụng hiệu quả. |
Tiết mục văn nghệ chào mừng |