Trại nuôi tôm khổng lồ MegaFarm

Trại nuôi tôm khổng lồ MegaFarm
Hệ thống nuôi tôm trong nhà RAS lớn nhất thế giới - dự án MegaFarm ra đời chưa lâu, nhưng được ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đặt kỳ vọng lớn về mức sản lượng mục tiêu 100.000 tấn/năm các sản phẩm tôm càng xanh, cá tuyết cod châu Á và lươn nước ngọt với sản lượng tối đa 300.000 tấn/năm.

Bước tiến thần kỳ

11 năm qua, Sino Agro Foods (SIAF) vẫn kiên trì theo đuổi và phát triển hệ thống nuôi tôm độc quyền APRAS để thực hiện các chiến lược sản xuất với thị trường mục tiêu là Trung Quốc. Mục đích cuối cùng là vượt qua được các rào cản về mức chi phí đầu tư cao. Công nghệ này đã được độc quyền và đơn giản hóa để giảm chi phí vốn đầu tư ban đầu (CapEx); được coi là chìa khóa để sản xuất các sản phẩm năng suất, lợi nhuận cao dành riêng cho thị trường ngách. Đây là một sự chuyển mình táo bạo nhưng thông minh để hướng tới đích cuối cùng là lợi nhuận cao và nuôi tôm bền vững.

Quá trình sản xuất của hệ thống được dựa trên pha tăng trưởng và sản lượng mục tiêu tối đa là MT/mu/năm (1 mu=1/6 acre=1/15 ha). Nhờ chu kỳ sản phẩm nhanh hơn và khả năng quay vòng cao hơn, sản lượng dự kiến đã cao hơn 100 lần so với hình thức nuôi ao thông thường với các loại tôm penaeid. Doanh thu trừ chi phí đạt trên 5.000 USD/m2/năm, trong khi nuôi cá hồi ở lồng, mức doanh thu chỉ đạt 500 USD/m2/năm hoặc nuôi cá rô phi theo mô hình RAS cũng chỉ đạt 200 USD/m2/năm. Kết quả là hệ số CapEx ROI cao hơn hình thức nuôi lồng thông thường khoảng 3 lần.

 

Nhân tố thị trường

Theo dự đoán của nhóm nghiên cứu, do dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đang tăng quá nhanh và đòi hỏi ngành thủy sản phải sản xuất 6 triệu tấn sản phẩm giá trị cao vào năm 2025 mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Theo dự đoán của World Food Bank (2013), Trung Quốc sẽ cần 13 triệu tấn thủy sản tới năm 2025. Chắc chắn người tiêu dùng tại thị trường này sẽ chuyển hướng sang những sản phẩm giá trị cao hơn và sản phẩm tươi sống. Ngoài ra, người tiêu dùng tầng lớp trung lưu cũng ngày càng đặt yêu cầu cao hơn về tính an toàn sản phẩm hay các phương thức sản xuất đảm bảo bền vững, an toàn, chất lượng, và thân thiện môi trường. Công ty sử dụng APRAS từ  năm 2011 để nuôi tôm càng xanh và một số loài trọng điểm khác. Sản lượng giáp xác hiện tại của Công ty (từ năm 2015) đã vượt 2.500 tấn.

36 khu nuôi tôm sử dụng hệ thống APRAS trên tổng diện tích 7.500 mvà mỗi khu nuôi lại chứa tới 36 module A-Power đa dạng kích cỡ trong một pha tăng trưởng. Bể nuôi APM pha 1 rộng 50 m3; bể nuôi pha 2 và pha 3 rộng 150 m3 và bể nuôi pha 4 (pha tăng trưởng) rộng 1.500 m3. Sản lượng mục tiêu trung bình của 3 khu nuôi khoảng 10.000 tấn/năm vào cuối năm 2017 và tăng lên 70.000 tấn vào cuối 2020.

<p text-align:justify;text-indent:8.5pt;line-height:12.0pt"="" style="padding: 0px 0px 13px; margin: 0px; border: 0px; line-height: 1.6em; text-align: justify; color: rgb(17, 17, 17); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px;">Có thể nói, MegaFarm là một dự án đầy tham vọng của ngành NTTS Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung. Sau một năm thử nghiệm, APRAS được minh chứng là một công cụ hữu ích giúp sản xuất thủy sản bền vững cho thế kỷ 21. Tại Trung Quốc, khi dân số tầng lớp trung lưu tăng cao, nhu cầu tiêu thụ thủy sản và thực phẩm an toàn, bền vững cũng tăng theo, thì SIAF càng tự tin rằng tập đoàn đang đi đúng hướng, đúng thời điểm và đúng sản phẩm.

>> Sino-Agro Foods, Inc. (SIAF) là tập đoàn của liên kết dọc sản xuất thực phẩm, chủ yếu hoạt động tại Trung Quốc. Lĩnh vực kinh doanh của SIAF gồm chăn nuôi gia súc, phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tư vấn. Công ty đã tham gia thị trường chứng khoán phi tập trung quốc tế (OTCQX) tại Mỹ, Oslo của Na Uy và đạt doanh thu 429 triệu USD năm 2015.

Theo Thủy sản Việt Nam