Trồng 5.000 gốc cam Canh, cây "đẻ vỡ kế hoạch", đút túi 3 tỷ mỗi năm

Trồng 5.000 gốc cam Canh, cây "đẻ vỡ kế hoạch", đút túi 3 tỷ mỗi năm
Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả có múi. Gia đình bà Đặng Thị Thu sinh sống ở Khu 2, thị trấn Cao Phong, trồng 5.000 gốc cam Canh trên 3ha, mỗi năm bà thu lãi 3 tỷ đồng.

Vào những ngày đầu đông, chúng tôi có dịp đến thăm vườn cam Canh của gia đình bà Đặng Thị Thu. Chúng tôi không khỏi choáng váng trước hình ảnh những gốc cam Canh sai trĩu quả rủ xuống đất. Để cây không bị gãy cành bởi quả xum xuê, bà Thu phải mua tre về chống đỡ các cành.

 trong 5.000 goc cam canh, cay 'de vo ke hoach', dut tui 3 ty moi nam hinh anh 1

Nhờ trồng cam Canh, gia đình bà Thu đã có của ăn của để.

Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Đặng Thị Thu, Khu 2, thị trấn Cao Phong, cho biết: Tôi trồng cam Canh trên đất vườn từ năm 2006.Tôi mua cây giống ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) mang về trồng trên 3ha với số lượng 5.000 gốc. Sau đó tôi đầu tư vốn mua máy bơm, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước khắp vườn, để thuận lợi cho việc tưới tiêu và tạo điều kiện cho vườn cam Canh phát triển tốt hơn. Từ khi chuyển sang trồng cam, thu nhập của gia đình tôi cao hẳn lên so với trồng ngô trước đây, nhờ vậy mà cuộc sống gia đình đã dư giả lên nhiều.

Trong quá trình trồng cam, tôi hầu như không được học qua bất cứ trường lớp về kỹ thuật, chăm sóc cây trồng nào, mọi khâu chăm sóc đều được bà tự mày mò và tìm hiểu trên mạng internet. Trước khi trồng cam Canh, tôi đào hố rộng 20 - 30cm, sâu 30cm và bón phân lót rồi đưa cây giống xuống trồng.

 trong 5.000 goc cam canh, cay 'de vo ke hoach', dut tui 3 ty moi nam hinh anh 2

Ông Bùi Đức Biên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong đang hướng dẫn bà Thu kỹ thuật chăm sóc vườn cam Canh.

Để vườn cây phát triển xanh tốt, bà Thu còn dùng phân hữu cơ kết hợp với phần chuồng, ủ đậu tương cùng với ngô ngâm trong bể phốt khoảng 7 tháng, sau đó lấy nước bón cho cây trồng tại vườn. Thời điểm cam ra hoa, bà Thu tiến hành phun thuốc sinh học để cây không bị dịch bệnh và tỷ lệ đậu quả cao hơn. Nhờ cách làm như vậy, mà 3ha vườn cam Canh của gia đình bà luôn sinh trưởng tươi tốt và cho sai trĩu quả quanh năm.

 trong 5.000 goc cam canh, cay 'de vo ke hoach', dut tui 3 ty moi nam hinh anh 3

 Bà Thu phấn khởi khi năm vườn cam Canh sai trĩu quả.

Theo kinh nghiệm của bà Đăng Thị Thu: Sau một vụ thu hoạch quả, tôi tiến hành cắt tỉa cành khô đi, để lại những cành khỏe mạnh để năm tiếp theo cây cho quả tiếp và tiếp tục bón phân thúc phân NPK, phân hữu cơ, tạo điều kiện cho cây bù đắp lại chất dinh dưỡng sau một thời gian nuôi quả. Từ khi tôi trồng cam Canh đến giờ, thu nhập của gia đình luôn tăng cao hơn so với trồng mận hậu trước đây, đời sống kinh tế đã dư giả hơn.

 trong 5.000 goc cam canh, cay 'de vo ke hoach', dut tui 3 ty moi nam hinh anh 4

Sau khi trừ chi phí, bà Thu có lãi 3 tỷ đồng từ trồng cam Canh.

“Bình quân 1kg cam Canh đầu vụ, tôi bán tại vườn với giá 25.000 – 28.000 đồng/kg, giữa vụ thì giảm xuống chút ít, nhưng nhìn chung cam Canh bán vẫn có giá cao hơn các loại cây trái khác. Cứ đến vụ thu hoạch, các thương lái ở Hà Nội, TP. Hòa Bình, Quảng Ninh và các tiểu thương trên địa bàn huyện đều đến tận vườn thu mua nên đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định. Sau khi trừ chi phí, trung bình 1 năm gia đình tôi có lãi 3 tỷ đồng”- bà Đặng Thị Thu khẳng định.

 trong 5.000 goc cam canh, cay 'de vo ke hoach', dut tui 3 ty moi nam hinh anh 5

Hiện nay, bà Thu có 5.000 gốc cam Canh đang cho thu hoạch.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Đức Biên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong nhận định: Những năm vừa qua, nhiều nông hộ đã mạnh dạn đầu tư và chuyển đổi diện tích đất bạc màu sang trồng cây ăn quả có múi, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều hộ dân ở thị trấn Cao Phong đã có cơ ngơi khang trang và khấm khá, trong đó có gia đình bà Đặng Thị Thu.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời phối hợp và liên kết với các doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân, để tiêu thụ sản phẩm cho bà con, giúp bà con xóa đói giảm nghèo.

Hà Hoàng/http://danviet.vn
X
em bài viết gốc tại đây!