Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi
- Thứ hai - 15/05/2017 06:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nguyên tắc và điều kiện cho vay lại vốn
Theo Điều 2 Nghị định 52/2017/NĐ-CP, để được vay lại từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi, UBND cấp tỉnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, có dự án được cấp có thẩm quyền cho phép huy động vốn vay để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hoặc dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương theo phương thức họp tác công tư, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật Đầu tư công.
Thứ hai, dự án được bố trí vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với quy định hiện hành.
Thứ ba, tổng mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án không vượt quá hạn mức dư nợ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Thứ tư, không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày.
Thứ năm, nghĩa vụ trả nợ hàng năm của UBND cấp tỉnh đối với các khoản vay lại vốn ODA, vay ưu đãi không vượt quá 10% nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp tại thời điểm xem xét khoản vay lại.
Ngoài các điều kiện trên, việc UBND cấp tỉnh vay lại nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cũng cần tuân thủ các nguyên tắc của Nghị định 52/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan; Vốn vay lại phải được trả nợ đầy đủ, đúng hạn từ nguồn ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; Cơ chế tài chính, tỷ lệ cho vay lại, hiệu quả dự án, khả năng trả nợ phải được tính toán và xác định khi UBND cấp tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi; Việc cho vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi đối với UBND cấp tỉnh đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với khả năng tài chính của ngân sách địa phương.
Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi
Nghị định 52/2017/NĐ-CP nêu rõ, trước ngày 1/1năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định cho năm đầu thời kỳ ôn định ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để áp dụng cho các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách.
Riêng giai đoạn 2017 - 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất trước ngày hiệu lực của Nghị định này.
Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi được Chính phủ quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 52/2017/NĐ-CP:
Theo khoản 1, Điều 5 Nghị định 52/2017/NĐ-CP, tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn vay ODA cho các dự án đầu tư phát triển kỉnh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương do UBDN cấp tỉnh đề xuất bao gồm:
i) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA.
ii) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70% áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 20% vốn vay ODA,
iii) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đổi từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50% áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA.
iv) Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ Hà Nội và Hồ Chí Minh) áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA.
v) Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vay lại 80% vốn vay ODA.
Khoản 2, Điều 5 Nghị định 52/2017/NĐ-CP quy định: Tỷ lệ cho vay lại vốn vay ưu đãi cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương do UBND cấp tỉnh đề xuất cụ thể là: Các địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đổi từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, thuộc danh mục các địa phương có huyện nằm trong danh sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/2/2008 của Chính phủ, áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ưu đãi; Các địa phương còn lại thì áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ưu đãi. Đối với địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương thì được áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ưu đãi.
Nghị định 52/2017/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng làm phần đóng góp của địa phương trong các dự án hợp tác công tư (PPP)….
Đồng tiền cho vay lại là ngoại tệ gốc quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền cho vay lại. Trường hợp trả bằng đồng Việt Nam áp dụng tỷ giá bán ra đồng ngoại tệ cho vay lại tại thời điếm trả nợ của ngân hàng phục vụ hoặc của Vietcombank trong trường hợp không có tỷ giá tương ứng của ngân hàng phục vụ để thu hồi nợ.
Lãi suất cho vay lại, các loại phí bằng mức quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Lãi phạt chậm trả theo mức cao hơn của một ừong hai mức sau: bằng 150% lãi suất cho vay lại hoặc bằng mức lãi suất chậm trả quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
Thời hạn cho vay lại và ân hạn bằng thời hạn và ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Thời điểm nhận nợ là thời điểm bên cho vay nước ngoài ghi nợ cho Việt Nam…