Vệ sinh ATTP ở Hà Nội: Phụ nữ tiên phong hành động và hưởng lợi
- Thứ sáu - 26/07/2019 07:35
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
iễn đàn do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp Sở NNPTNT Hà Nội và Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Hà Nội vừa tổ chức.
Phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi
Bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội cho biết: Hội luôn chú trọng phối hợp trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), tham gia duy trì và phát triển chuỗi liên kết an toàn thực phẩm thông qua các lớp tập huấn, buổi hội thảo bằng các mô hình và việc làm thiết thực như: “Thay đổi hành vi ATTP trong kinh doanh cửa hàng bán đồ ăn chín”; “Đảm bảo ATTP trong khai thác sữa bò tươi”; “Sản xuất rau an toàn”, “Sử dụng 2 dao, 2 thớt trong chế biến thực phẩm tại gia đình”...
Trong một siêu thị tại Hà Nội, phụ nữ - người nội trợ trong gia đình quan tâm tới các sản phẩm nông nghiệp sạch. Ảnh: I.T
Đến nay, Hà Nội đã có trên 600 chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong ATVSTP được thành lập và hoạt động có hiệu quả, góp phần giúp chị em phụ nữ và người dân nâng cao nhận thức về ATTP, chủ động tổ chức giám sát thực hiện quy định pháp luật về ATTP trên địa bàn tiến đến thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.
Theo bà Hương, trong công tác phối hợp đảm bảo ATVSTP của các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng hết nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, mạng lưới phân phối lớn nhưng người nông dân vẫn khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm; sự liên kết, kết nối giữa cơ sở, đơn vị sản xuất với doanh nghiệp phân phối chưa được thực hiện thường xuyên; người tiêu dùng Thủ đô mà cụ thể ở đây chính là hội viên phụ nữ (những người quyết định bữa ăn gia đình) còn hạn chế trong việc tiếp cận các sản phẩm nông sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.
3 nhiệm vụ trọng tâm
Nhấn mạnh vai trò của phụ nữ các cấp nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội nói riêng trong công tác tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và kết nối sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi, ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội chia sẻ: “Những năm vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã đóng góp vai trò to lớn vào công tác phát triển chuỗi, kết nối tiêu thụ nông sản tới người tiêu dùng, hội viên phụ nữ”.
Mục đích chính của diễn đàn là đánh giá vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm và giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, các chuỗi liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong Ban điều phối tới hội viên Hội Phụ nữ, người tiêu dùng Thủ đô. |
Theo ông Tường, Sở NNPTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; thường xuyên tổ chức các hội nghị xúc tiến giới thiệu sản phẩm an toàn của các chuỗi tới người tiêu dùng; tổ chức các hoạt động tham quan nơi sản xuất chế biến, thử nếm sản phẩm, hướng dẫn để người tiêu dùng dần thay đổi thói quen tiêu dùng hướng tới sản phẩm an toàn; vận động các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cùng tham gia...
Đồng thời lãnh đạo sở NNPTNT này đề nghị Hội Phụ nữ Hà Nội trong thời gian tới thực hiện 3 nội dung chính: Tiếp tục thực hiện các nội dung trong Kế hoạch số 74/KH-UBND về việc tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2018 – 2020. Vận động hội viên phụ nữ xây dựng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm; đồng thời giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở NNPTNT phát huy hơn nữa vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và kết nối sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản theo chuỗi.