Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- Thứ ba - 28/07/2015 20:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hội thảo giới thiệu các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển nông thôn, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp ở Việt Nam, Lào, Campuchia; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, triển vọng hợp tác trên các lĩnh vực này của ba nước.
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nông nghiệp và du lịch là các ngành có nhiều lợi thế phát triển ở Việt Nam, Campuchia và Lào, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển nông thôn, thành thị và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của cả ba nước. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững có thể là định hướng phù hợp trong thời gian tới giúp ba nước tiểu vùng Mekong không chỉ tạo sự phát triển phồn thịnh cho khu vực nông thôn, mà còn đạt các mục tiêu phát triển bền vững cho cả nước.
Tại Việt Nam, từ những năm 2008-2009, một số cá nhân, doanh nghiệp đã đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Một số địa phương như Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, An Giang, Đồng Tháp cũng xây dựng các đề án, chương trình áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, cả nước có 30 khu nông nghiệp công nghệ cao tại 13 tỉnh, thành phố; trong đó, bảy khu đã đi vào hoạt động và 23 khu đã và đang được quy hoạch chi tiết.
Một trong những mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang đạt kết quả khả quan là tỉnh Lâm Đồng, hiện đang phấn đấu xây dựng thành trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch bền vững vùng Mekong. Tỉnh đã có gần 40.000ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 15% diện tích đất nông nghiệp của địa phương, chiếm 30% giá trị ngành nông nghiệp, góp phần đưa giá trị xuất khẩu nông sản chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Doanh thu bình quân trên một đơn vị diện tích đạt 135 triệu đồng/ha/năm (tương đương 6.500 USD/ha), nhiều diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao đạt 500 triệu-2 tỷ đồng/ha/năm.
Tiến sỹ Nguyễn Quang Dũng, Quyền Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, cho rằng Việt Nam với tiềm năng và kinh nghiệm thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn qua, có thể chia sẻ, hỗ trợ với các nước trong tiểu vùng Mekong về xây dựng mô hình, cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển, nhân rộng, nghiên cứu ứng dụng, hợp tác đào tạo trong nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp.
Tiến sỹ Sila Mounthalavong, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào, chia sẻ nhiều quốc gia trên thế giới đã có bài học tốt về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững. Riêng ở châu Á, một số nước đạt được các thành tựu tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.
Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm nhất định về nông nghiệp công nghệ cao và du lịch, thông qua việc thực hiện một số dự án thí điểm về các lĩnh vực này đặc biệt tại Đà Lạt-Lâm Đồng.
Theo tiến sỹ Boundeth Southavilay (Vụ Kế hoạch và hợp tác, Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào), hợp tác quốc tế hiện là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp của Lào. Đặc biệt là những hoạt động đầu tư tăng cường năng lực, phát triển thủy lợi, xây dựng đường, chợ nông thôn, hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao.
Đến năm 2014, Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng đầu tư nước ngoài cao nhất vào khu vực nông nghiệp của Lào, đạt 580 triệu USD. Ngoài ra, Lào hiện có sáu dự án hợp tác với Việt Nam đang được triển khai ở phía Nam Lào tập trung vào phát triển thủy lợi, sản xuất gạo, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển các trung tâm nông nghiệp./.
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nông nghiệp và du lịch là các ngành có nhiều lợi thế phát triển ở Việt Nam, Campuchia và Lào, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển nông thôn, thành thị và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của cả ba nước. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững có thể là định hướng phù hợp trong thời gian tới giúp ba nước tiểu vùng Mekong không chỉ tạo sự phát triển phồn thịnh cho khu vực nông thôn, mà còn đạt các mục tiêu phát triển bền vững cho cả nước.
Tại Việt Nam, từ những năm 2008-2009, một số cá nhân, doanh nghiệp đã đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Một số địa phương như Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, An Giang, Đồng Tháp cũng xây dựng các đề án, chương trình áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, cả nước có 30 khu nông nghiệp công nghệ cao tại 13 tỉnh, thành phố; trong đó, bảy khu đã đi vào hoạt động và 23 khu đã và đang được quy hoạch chi tiết.
Một trong những mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang đạt kết quả khả quan là tỉnh Lâm Đồng, hiện đang phấn đấu xây dựng thành trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch bền vững vùng Mekong. Tỉnh đã có gần 40.000ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 15% diện tích đất nông nghiệp của địa phương, chiếm 30% giá trị ngành nông nghiệp, góp phần đưa giá trị xuất khẩu nông sản chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Doanh thu bình quân trên một đơn vị diện tích đạt 135 triệu đồng/ha/năm (tương đương 6.500 USD/ha), nhiều diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao đạt 500 triệu-2 tỷ đồng/ha/năm.
Tiến sỹ Nguyễn Quang Dũng, Quyền Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, cho rằng Việt Nam với tiềm năng và kinh nghiệm thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn qua, có thể chia sẻ, hỗ trợ với các nước trong tiểu vùng Mekong về xây dựng mô hình, cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển, nhân rộng, nghiên cứu ứng dụng, hợp tác đào tạo trong nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp.
Tiến sỹ Sila Mounthalavong, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào, chia sẻ nhiều quốc gia trên thế giới đã có bài học tốt về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững. Riêng ở châu Á, một số nước đạt được các thành tựu tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.
Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm nhất định về nông nghiệp công nghệ cao và du lịch, thông qua việc thực hiện một số dự án thí điểm về các lĩnh vực này đặc biệt tại Đà Lạt-Lâm Đồng.
Theo tiến sỹ Boundeth Southavilay (Vụ Kế hoạch và hợp tác, Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào), hợp tác quốc tế hiện là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp của Lào. Đặc biệt là những hoạt động đầu tư tăng cường năng lực, phát triển thủy lợi, xây dựng đường, chợ nông thôn, hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao.
Đến năm 2014, Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng đầu tư nước ngoài cao nhất vào khu vực nông nghiệp của Lào, đạt 580 triệu USD. Ngoài ra, Lào hiện có sáu dự án hợp tác với Việt Nam đang được triển khai ở phía Nam Lào tập trung vào phát triển thủy lợi, sản xuất gạo, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển các trung tâm nông nghiệp./.
Theo vietnamplus.vn