Việt Nam giảm nhanh tình trạng bất bình đẳng giới
- Thứ hai - 20/10/2014 05:34
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tại nước ta, ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị - xã hội của đất nước, gồm các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016 là 24,4% (cao thứ 2 trong khu vực và thứ 43 trên thế giới). Tỷ lệ nữ là đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 25,2%; cấp huyện là 24,6%; cấp xã là 21,7%.
Nữ giới đóng góp lớn và được đối xử bình đẳng hơn trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Giáo viên, một chủ thể quan trọng của lĩnh vực giáo dục, thì nữ giới chiếm tỷ lệ khá cao: Chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối ở hệ mẫu giáo; ở bậc phổ thông (70,2%); bậc đại học, cao đẳng và giảng viên trung cấp chuyên nghiệp (khoảng 45%).
Bình đẳng giới cũng đạt được những kết quả tích cực về y tế và chăm sóc sức khỏe.
Tuổi thọ bình quân của nữ giới đạt cao hơn của nam giới (76 so với 70 tuổi); cao hơn của nữ giới trong khu vực (73 tuổi), của nữ giới ở châu Á (73 tuổi), của nữ giới trên thế giới (73 tuổi).
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới thời kỳ 2011-2020 đã đề ra 7 mục tiêu và nhiều chỉ tiêu. Về chính trị, Chiến lược đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Tỷ lệ nữ trong cấp ủy đảng 2016-2020 từ 25% trở lên; tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2015 từ 30% trở lên, nhiệm kỳ 2016-2020 trên 35%...
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016 là 24,4% (cao thứ 2 trong khu vực và thứ 43 trên thế giới). Tỷ lệ nữ là đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 25,2%; cấp huyện là 24,6%; cấp xã là 21,7%.
Nữ giới đóng góp lớn và được đối xử bình đẳng hơn trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Giáo viên, một chủ thể quan trọng của lĩnh vực giáo dục, thì nữ giới chiếm tỷ lệ khá cao: Chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối ở hệ mẫu giáo; ở bậc phổ thông (70,2%); bậc đại học, cao đẳng và giảng viên trung cấp chuyên nghiệp (khoảng 45%).
Ảnh minh họa |
Tuổi thọ bình quân của nữ giới đạt cao hơn của nam giới (76 so với 70 tuổi); cao hơn của nữ giới trong khu vực (73 tuổi), của nữ giới ở châu Á (73 tuổi), của nữ giới trên thế giới (73 tuổi).
Chỉ số Phát triển con người (HDI), Bất bình đẳng giới (GII) và thứ bậc của Việt Nam
Chỉ tiêu | Chỉ số | Thứ bậc | |
Khu vực | Thế giới | ||
1. HDI 2012 | 0.617 | 7/11 | 127/186 |
2. GII |
|
|
|
a) 2008 | 0.53 | 3/8 | 58/138 |
b) 2012 | 0.299 | 3/9 | 48/145 |
Nguồn: UNDP- Thứ bậc xét trong các nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh
Phụ nữ đã đóng góp quan trọng vào việc giảm tỷ lệ sinh (từ 1,99% năm 1999 xuống 1,70% năm 2013) và giảm tỷ lệ tăng tự nhiên (từ 1,42% năm 1999 xuống 1,05% năm 2013); giảm tổng tỷ suất sinh (từ 2,3 con/phụ nữ năm 1999 xuống còn 2,1 năm 2013). Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi giảm (từ 3,67% năm 1999 xuống 1,53% năm 2013). Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi giảm (từ 5,5% xuống 2,31% năm 2013). Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm mạnh (tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cân nặng theo tháng tuổi giảm từ 47,1% năm 1991 xuống dưới 18% năm 2013; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi đã giảm từ 55,3% năm 1995 nay xuống dưới 25%).Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới thời kỳ 2011-2020 đã đề ra 7 mục tiêu và nhiều chỉ tiêu. Về chính trị, Chiến lược đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Tỷ lệ nữ trong cấp ủy đảng 2016-2020 từ 25% trở lên; tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2015 từ 30% trở lên, nhiệm kỳ 2016-2020 trên 35%...
Theo VGP News