Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây

Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây
Năm nay, Câu lạc bộ trái cây tạo hình nổi tiếng ở Hậu Giang không chỉ phục vụ thị trường Tết hàng nghìn cặp bưởi mà còn có thêm hàng trăm cặp đào tiên hồ lô mang chữ “Tài – Lộc”.
Lão nông Võ Hồng Quốc, năm nay 77 tuổi – thành viên Câu lạc bộ trái cây tạo hình ấp Phú Trí A, xã Phú Tân (Châu Thành, Hậu Giang). Ông là một trong những người “độc nhất vô nhị” ở miền Tây tạo hình thành công đào tiên hồ lô mang dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Quốc cho biết, năm nay là năm đầu tiên đưa ra thị trường 300 trái hình hồ lô với giá mỗi trái từ 300 – 500.000 đồng. 
  

Theo lời ông, những năm trước, khi anh em trong câu lạc bộ đã làm thành công bưởi hình hồ lô thì muốn nghĩ ra sản phẩm mới để phục vụ Tết. “Để tạo hình thì  từ khi trái đào tiên còn bằng quả trứng gà đã bắt đầu cho vào khuôn để “ép” ra hình hồ lô. Sau đó, chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ đến thu hoạch mất gần 6 tháng mới cho ra sản phẩm như ý muốn”, ông Quốc nói. Theo lời ông, đào tiên ở nông thôn giá trị thấp, người dân trồng chủ yếu làm thuốc hoặc làm kiểng. “Giá trị trái đào tiên thấp nên tôi muốn “nặn” thành hình hồ lô, dự kiến năm sau sẽ thêm hình thỏi vàng để nâng giá trị, giúp nông dân thoát nghèo”, ông Quốc chia sẻ. 

Ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) trái cây tạo hình ấp Phú Trí A, xã Phú Tân cho biết, toàn CLB có 24,6 ha với 26 thành viên. Năm nay sản xuất 2.400 cặp bưởi hồ lô tài lộc, 400 cặp bưởi hồ lô thư pháp và 500 quả đào tiên hồ lô. “Đến thời điểm này, thương lái đã đặt hết hàng của các thành viên trong CLB. Hai hôm nay, nhiều người gọi điện đến nhưng không có để bán cho khách”, ông Thành nói. Giá bán các sản phẩm như: hồ lô tài lộc giá trung bình từ 400 – 1,5 triệu đồng/cặp; tài lộc thư pháp giá 800 – 1 triệu đồng/cặp, còn đào tiên hồ lô có giá 400 – 1 triệu đồng/cặp. Sản phẩm của CLB bán phục vụ thị trường Hà Nội, Tây Nguyên, TPHCM.

Ông Thành cho biết thêm, so với trước làm thủ công thì hiện nay làm khuôn bằng kỹ thuật số cho đường nét đẹp, mịn hơn. Hiện nay, vùng nguyên liệu tại chỗ đang xuống cấp, trà cõi nên bà con đang cải tạo lại mảnh vườn (vì tuổi đời cây từ 4-10 năm tạo hình mới tốt). Đồng thời, đi sang các tỉnh lân cận khác để tìm nguyên liệu làm.

Dưới đây là một số hình ảnh “bắt mắt” tại vườn đào tiên hồ lô của ông Võ Hồng Quốc. 

Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 1
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 2
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 3
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 4
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 5
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 6
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 7
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 8
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 9
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 10
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 11
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 12
Vườn đào tiên trăm triệu của lão nông miền Tây ảnh 13
Theo Hòa Hội/ Tiền Phong