Xây dựng chuỗi cung ứng rau, thịt sạch cho Hà Nội
- Thứ sáu - 24/10/2014 00:41
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo báo cáo của UBND TP, nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn TP năm 2013 là 272.000 tấn, tương đương 745 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2015 nhu cầu thịt gia súc gia cầm toàn TP khoảng 314.000 tấn, tương đương 872 tấn/ngày. Trong khi đó quản lý giết mổ, quản lý vận chuyển, kinh doanh buôn bán động vật, sản phẩm động vật còn nhiều yếu kém, phần lớn động vật đưa vào giết mổ chưa kiểm soát được tận gốc.
Về sản phẩm rau, nhu cầu tiêu dùng của TP lớn khoảng 2.000 - 3.000 tấn/ngày. TP đã phê duyệt đề án rau an toàn giai đoạn 2009 - 2016 với tổng kinh phí 813 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến năm 2013, TP có 4.500ha rau an toàn phân bố ở 116 xã trọng điểm, sản lượng ước đạt 290.000 tấn/năm, đáp ứng được 30% nhu cầu rau xanh của TP. Trong năm 2014 đã rà soát định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, chỉ đạo và sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP…
Về sản phẩm rau, nhu cầu tiêu dùng của TP lớn khoảng 2.000 - 3.000 tấn/ngày. TP đã phê duyệt đề án rau an toàn giai đoạn 2009 - 2016 với tổng kinh phí 813 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến năm 2013, TP có 4.500ha rau an toàn phân bố ở 116 xã trọng điểm, sản lượng ước đạt 290.000 tấn/năm, đáp ứng được 30% nhu cầu rau xanh của TP. Trong năm 2014 đã rà soát định vị được thêm 500ha rau an toàn để tập trung quản lý, chỉ đạo và sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP…
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu tại buổi làm việc |
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho biết, thời gian qua TP đã có chính sách hỗ trợ xây dựng các chuỗi cung cấp thực phẩm sạch. Đồng thời, TP đã ký kết với một số tỉnh xung quanh hợp tác, cung cấp cả tập huấn khoa học kỹ thuật. Để đảm bảo ATTP trong giết mổ gia súc, gia cầm, TP hỗ trợ 50% phí giết mổ năm đầu tiên, 40% năm thứ hai, 30% năm thứ 3 và hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ, hệ thống xử lý môi trường. Mỗi năm TP chi gần 300 tỷ cho các chương trình, đề án sản xuất nông nghiệp… Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, cung cấp rau, thịt sạch là yêu cầu cấp thiết, chính đáng của Nhân dân. Hà Nội mong muốn phối hợp với Bộ NN&PTNT triển khai trên địa bàn các chương trình, đề án cung cấp thực phẩm an toàn cho Thủ đô.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, qua xét nghiệm, hầu hết sản phẩm rau, thịt sản xuất có độ đảm bảo tương đối cao, tuy nhiên trong Nhân dân vẫn còn những lo ngại nên phải có giải pháp nâng cao chất lượng, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô. Do đó cần có chương trình phối hợp xây dựng vận hành chuỗi cung ứng rõ ràng, minh bạch. Đồng thời làm việc với một số địa phương tham gia chuỗi cung ứng rau, thịt cho Hà Nội. Trong số hơn 30 triệu dân đô thị cả nước thì Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm một nửa, do đó, các đơn vị liên quan cần tập trung giải quyết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó tập trung vào rau, thịt, tiếp đến là cá và trái cây, đảm bảo an toàn có xác nhận nguồn gốc, giám sát từ khâu sản xuất tới người tiêu dùng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị, trước tiên cần xây dựng và giám sát theo chuỗi gồm cơ sở nuôi trồng an toàn, thực hiện theo tiêu chuẩn Viet GAP đến cơ sở chế biến, sơ chế, đóng gói rồi đến hệ thống bán buôn, bán lẻ... Bên cạnh chuỗi đó phải có hệ thống giám sát, hướng dẫn người dân doanh nghiệp thực hiện theo quy chuẩn. “Giám sát là nhiệm vụ của doanh nghiệp, HTX, Nhà nước, không phải ai cũng vào lấy mẫu rồi xét nghiệm, công bố và phải có đội ngũ lấy mẫu giám sát, phòng thí nghiệm do Bộ chỉ định đủ điều kiện” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, qua xét nghiệm, hầu hết sản phẩm rau, thịt sản xuất có độ đảm bảo tương đối cao, tuy nhiên trong Nhân dân vẫn còn những lo ngại nên phải có giải pháp nâng cao chất lượng, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô. Do đó cần có chương trình phối hợp xây dựng vận hành chuỗi cung ứng rõ ràng, minh bạch. Đồng thời làm việc với một số địa phương tham gia chuỗi cung ứng rau, thịt cho Hà Nội. Trong số hơn 30 triệu dân đô thị cả nước thì Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm một nửa, do đó, các đơn vị liên quan cần tập trung giải quyết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó tập trung vào rau, thịt, tiếp đến là cá và trái cây, đảm bảo an toàn có xác nhận nguồn gốc, giám sát từ khâu sản xuất tới người tiêu dùng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị, trước tiên cần xây dựng và giám sát theo chuỗi gồm cơ sở nuôi trồng an toàn, thực hiện theo tiêu chuẩn Viet GAP đến cơ sở chế biến, sơ chế, đóng gói rồi đến hệ thống bán buôn, bán lẻ... Bên cạnh chuỗi đó phải có hệ thống giám sát, hướng dẫn người dân doanh nghiệp thực hiện theo quy chuẩn. “Giám sát là nhiệm vụ của doanh nghiệp, HTX, Nhà nước, không phải ai cũng vào lấy mẫu rồi xét nghiệm, công bố và phải có đội ngũ lấy mẫu giám sát, phòng thí nghiệm do Bộ chỉ định đủ điều kiện” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thiên Tú
Nguồn ktdt.vn
Nguồn ktdt.vn