Xu hướng mới trong tiêu dùng và kinh doanh nông sản Việt Nam

Xu hướng mới trong tiêu dùng và kinh doanh nông sản Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với nhiều loại nông sản phong phú, tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại không cao, điệp khúc “được mùa rớt giá” diễn ra hằng năm, bên cạnh đó là vô vàn rủi ro tiềm ẩn từ thiên tai, dịch bệnh, giá cả cho đến đầu ra cho sản phẩm...
 

Chưa tận dụng được tiềm năng

Tình trạng thiếu tổ chức, mạnh ai nấy lo, mù tịt về thị trường là một trong những nguyên nhân lý giải cho thực trạng trên. Người nông dân chưa đầu tư vào khâu sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm còn kém, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất còn manh mún, không tập hợp được liên minh sản xuất theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ, cơ chế quản lý của Nhà nước chưa thực sự mang lại hiệu quả... khiến người nông dân Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát nghèo.

Nền nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều thế mạnh, thế mạnh từ tự nhiên như diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, màu mỡ với đất phù sa trồng lúa, hoa màu ở khu vực đồng bằng cho đến đất đỏ bazan phù hợp với các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê nhưng đất đai của chúng ta chưa được sử dụng triệt để và hợp lý. Người dân sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh cây diễn ra tràn lan, bừa bãi. Trong khi đó không có sự chia sẻ, kết nối vớinhau về những tiêu chuẩn chất lượngcũng như yêu cầu thị trường, từđó xảy ra cạnh tranh, mạnh ai nấy làm. 

Xây dựng chiến lược mới trong sản xuất và kinh doanh

Sự thay đổi hệ thống nông nghiệp của Thế giới

 

Để có thể xuất khẩu nông sản đi các thị trường, nông dân Việt Nam sẽ phải chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm cũng,thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp như tăng tính hàng hóa, tính cạnh tranh cho sản phẩm, tăng quy mô sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến... đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp lý trong khẩu phần dinh dưỡng từ các loại thực phẩm hữu cơ để giảm thiểu nguy cơ béo phì, suy dinh dưỡng sẽ là một trong những bước đi vững chắc tạo đà trong tiêu dùng và kinh doanh nông sản của Việt Nam. 

Hơn hết, để nông sản có thể du nhập ra thị trường, ngành nông nghiệp cần tập trung chú trọng khâu phân phối bởi đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đã có nhiều đề xuất đẩy mạnh phân phối như: Hiện đại hóa nhanh chóng hạ tầng cơ sở như hệ thống giao thông, bến cảng, tàu ga... nhằm thuận lợi hóa, tiết kiệm được nhiều nhất thời gian vận chuyển và tránh tình trạng tồn đọng, hư hỏng hàng hóa. 

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có cơ chế khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập mạng lưới phân phối và bán lẻ mang tính quốc tế để phân phối và bán lẻ hàng nông sản Việt Nam ở nước ngoài, tránh tình trạng thương gia nước ngoài bị ép cấp, ép giá hoặc bị thu mua theo các phương thức không có lợi.Đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp Việt từng bước xây dựng các thương hiệu hàng hóa có giá trị cao, mang tầm quốc tế. 

Mô hình trồng rau hoa công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP ở Vĩnh Phúc

Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình giá cả cạnh tranh trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu để có hướng đi cần thiết, tránh bị động trong giá cả và đầu ra. Biết phát huy tính sáng tạo trong thiết kế mẫu mã, bao bì, cho ra nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng hấp dẫn, bắt mắt. Vận dụng tốt các kênh quảng cáo, khuyến mại để thúc đẩy doanh số bán hàng, đưa sản phẩm đến nhiều đối tượng, nhiều vùng miền hơn.

Theo các chuyên gia, để thay đổi được xu hướng tiêu dùng và kinh doanh nông sản, các cơ quan Nhà nước trung ương và địa phương, các tổ chức hiệp hội nông nghiệp cần chuẩn bị cho từng hội viên, từng người nông dân Việt Nam những kiến thức cơ về “kinh tế hợp tác” để từng bước hình thành các “hợp tác xã”. Bên cạnh đó, giải pháp thuận lợi nhất là tổ chức thế nào để gắn “Nhà nông” với “Nhà doanh nghiệp” trong một cơ chế Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) hoặc Cụm liên kết nông nghiệp kỹ thuật cao và gắn HTXNN với “Nhà doanh nghiệp” trong một cơ chế theo chuỗi giá trị đến thành phẩm. 

Theo Thanh Tâm/langmoi.vn