Xuất khẩu nông sản - "điểm sáng" của nền kinh tế
- Chủ nhật - 30/07/2017 23:04
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Với nhiều sản phẩm có mặt tại 30 thị trường trên thế giới, xuất khẩu nông sản tiếp tục là "điểm sáng" trong bức tranh chung của nền kinh tế nước ta 7 tháng đầu năm. Tuy nhiên, để phát huy tối đa giá trị xuất khẩu các mặt hàng này, ngành Nông nghiệp còn nhiều việc cần làm...
Xuất khẩu tăng, thị trường rộng mở
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 7-2017 ước đạt 3,11 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2017 đạt 20,45 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Trong đó, rau quả, gỗ, điều, cà phê… là những mặt hàng có sự tăng trưởng nổi bật. Theo Bộ NN&PTNT, về giá trị thì xuất khẩu thủy sản là mặt hàng đứng đầu (7 tháng đầu năm 2017, ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước).
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu nông sản Việt Nam đang là "điểm sáng" của nền kinh tế. Giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân 12,7%/năm. Nếu như năm 2011, Việt Nam có 19 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD thì đến năm 2016 đã lên hơn 30 thị trường.
Có thể nói, nông sản là thế mạnh của Việt Nam bởi các lợi thế cạnh tranh quốc gia mang lại. Đây là yếu tố thuận lợi trong xuất khẩu. Tuy nhiên, theo phân tích nguồn cung thị trường của Bộ NN&PTNT, trong năm 2017, nhu cầu tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn, song giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ. Do đó, ngành Nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản cần có nghiên cứu bài bản để định hướng nhu cầu thị trường, tránh tình trạng cung vượt cầu, phải “giải cứu” đáng buồn như thời gian vừa qua...
Tích cực xây dựng thương hiệu
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Văn phòng Quốc hội) Lê Văn Bình cho rằng: Rau quả đang là mặt hàng chiến lược của ngành Nông nghiệp, được quan tâm mở rộng thị trường trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn còn phân tán, chưa được tổ chức hiệu quả. Tại các nước, trái cây Việt mới được bày ở các cửa hàng, siêu thị nhỏ lẻ. Nhiều mặt hàng rau, quả khác cũng trong tình trạng tương tự... Do đó, rất cần nâng cao năng lực quản lý chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu để các mặt hàng này có cơ hội "xuất hiện" tốt hơn.
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Nông sản Việt đang có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn về rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt của nông sản các nước… Do vậy, nông nghiệp Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng, chế biến theo chiều sâu, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng và những mặt hàng có tính chiến lược. Muốn vậy, ngành Nông nghiệp cần thu hút doanh nghiệp có đủ tiềm năng tham gia đầu tư, liên kết với nông dân cùng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất; đồng thời, doanh nghiệp sẽ là chủ thể đối thoại, xây dựng và thiết lập thị trường xuất khẩu...
Để nông sản Việt phát huy giá trị, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp và nông dân, Nhà nước nên tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường nông sản thế giới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản phù hợp, tránh thiệt hại, giảm rủi ro... Đặc biệt, cần điều chỉnh chính sách theo hướng thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 7-2017 ước đạt 3,11 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2017 đạt 20,45 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Trong đó, rau quả, gỗ, điều, cà phê… là những mặt hàng có sự tăng trưởng nổi bật. Theo Bộ NN&PTNT, về giá trị thì xuất khẩu thủy sản là mặt hàng đứng đầu (7 tháng đầu năm 2017, ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước).
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu nông sản Việt Nam đang là "điểm sáng" của nền kinh tế. Giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân 12,7%/năm. Nếu như năm 2011, Việt Nam có 19 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD thì đến năm 2016 đã lên hơn 30 thị trường.
Có thể nói, nông sản là thế mạnh của Việt Nam bởi các lợi thế cạnh tranh quốc gia mang lại. Đây là yếu tố thuận lợi trong xuất khẩu. Tuy nhiên, theo phân tích nguồn cung thị trường của Bộ NN&PTNT, trong năm 2017, nhu cầu tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn, song giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ. Do đó, ngành Nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản cần có nghiên cứu bài bản để định hướng nhu cầu thị trường, tránh tình trạng cung vượt cầu, phải “giải cứu” đáng buồn như thời gian vừa qua...
Tích cực xây dựng thương hiệu
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Văn phòng Quốc hội) Lê Văn Bình cho rằng: Rau quả đang là mặt hàng chiến lược của ngành Nông nghiệp, được quan tâm mở rộng thị trường trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn còn phân tán, chưa được tổ chức hiệu quả. Tại các nước, trái cây Việt mới được bày ở các cửa hàng, siêu thị nhỏ lẻ. Nhiều mặt hàng rau, quả khác cũng trong tình trạng tương tự... Do đó, rất cần nâng cao năng lực quản lý chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu để các mặt hàng này có cơ hội "xuất hiện" tốt hơn.
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Nông sản Việt đang có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn về rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt của nông sản các nước… Do vậy, nông nghiệp Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng, chế biến theo chiều sâu, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng và những mặt hàng có tính chiến lược. Muốn vậy, ngành Nông nghiệp cần thu hút doanh nghiệp có đủ tiềm năng tham gia đầu tư, liên kết với nông dân cùng xây dựng chuỗi giá trị sản xuất; đồng thời, doanh nghiệp sẽ là chủ thể đối thoại, xây dựng và thiết lập thị trường xuất khẩu...
Để nông sản Việt phát huy giá trị, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp và nông dân, Nhà nước nên tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường nông sản thế giới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản phù hợp, tránh thiệt hại, giảm rủi ro... Đặc biệt, cần điều chỉnh chính sách theo hướng thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.