Yên Bái: Nuôi thỏ lãi trên 70 triệu đồng/năm
- Thứ sáu - 09/12/2016 02:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mô hình nuôi Thỏ của ông Nông Đức Ái đang đem lại hiệu quả kinh tế cao |
Trước khi bén duyên với nghề nuôi thỏ, gia đình ông Ái đã trải qua nhiều ngành nghề như: Nuôi lợn, dê… Qua học hỏi từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhận thấy, thỏ là con vật dễ nuôi, phù hợp với điều kiện gia đình: Không cần diện tích chuồng trại lớn; vốn đầu tư thấp, có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, mặt khác thỏ lại sinh sản nhanh, một lứa trong vòng gần 3 tháng đã có thể xuất chuồng...nên năm 2015 ông đã mạnh dạn khởi nghiệp với 35 con thỏ giống New Zealand. Là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi thỏ ở địa phương, ông gặp không ít khó khăn từ kỹ thuật chăm sóc đến phòng dịch bệnh.
Không nản chí trước khó khăn, ông Ái đã chịu khó đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công đi trước. Khi đã hội tụ đầy đủ các kiến thức, ông Ái đầu tư xây dựng hệ thống chuồng nuôi theo một chu trình khép kín, mỗi ô rộng khoảng 1m2, đảm bảo thoáng mát về mùa hè- ấm áp về mùa đông. Để dễ quản lý, trên mỗi ô đánh dấu để theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của thỏ, đồng thời lưu ý lịch tiêm vắc xin phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực nuôi… Thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng kết hợp thức ăn tinh và thô, có máng nước. Từ 35 con thỏ giống ban đầu, đến nay đàn thỏ đã phát triển lên trên 1000 con. Trong đó, có trên 100 thỏ nái, gần 1000 thỏ thương phẩm. Mỗi năm thỏ nái sinh sản từ 4-5 lứa, trung bình mỗi lứa từ 6- 8 con, với giá bán 200 ngàn đồng/1 đôi giống. Thỏ thương phẩm, sau 3 tháng đạt từ 2- 2,5 kg giá bán 70- 80.000 đồng/kg. Trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên dưới 70 triệu đồng, sau hơn 1 năm nuôi thỏ đến nay đời sống kinh tế của gia đình ông Ái đã được nâng lên rõ rệt. Ông tâm sự: “So với những con vật nuôi trước đây mà tôi nuôi, tôi thấy nuôi thỏ có nhiều ưu điểm hơn hẳn vừa dễ chăm sóc, đồng thời hiệu quả kinh tế cao, sau thời gian ngắn nuôi thỏ đời sống gia đình đã được cải thiện”.
Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, ông Ái còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và hỗ trợ thỏ giống cho những hộ dân có nhu cầu nuôi. Hiện nay, mô hình nuôi thỏ của ông đang được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến học hỏi kinh nghiệm và mua thỏ giống về nuôi, từ đó cùng nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Anh Hứa Văn Thức- thôn Tặng An bày tỏ: “Tôi lấy thỏ giống của ông Ái về nuôi được mấy tháng thấy sinh trưởng, phát triển tốt, tôi hy vọng rằng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình”.
Từ hiệu quả bước đầu đem lại của chăn nuôi Thỏ, trong thời gian tới ông Ái sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí, xây dựng chuồng trại, mở rộng thêm quy mô chăn nuôi lên trên 1 nghìn con các loại, trong đó thỏ nái khoảng 200 con, qua đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài huyện.
Không nản chí trước khó khăn, ông Ái đã chịu khó đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công đi trước. Khi đã hội tụ đầy đủ các kiến thức, ông Ái đầu tư xây dựng hệ thống chuồng nuôi theo một chu trình khép kín, mỗi ô rộng khoảng 1m2, đảm bảo thoáng mát về mùa hè- ấm áp về mùa đông. Để dễ quản lý, trên mỗi ô đánh dấu để theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của thỏ, đồng thời lưu ý lịch tiêm vắc xin phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực nuôi… Thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng kết hợp thức ăn tinh và thô, có máng nước. Từ 35 con thỏ giống ban đầu, đến nay đàn thỏ đã phát triển lên trên 1000 con. Trong đó, có trên 100 thỏ nái, gần 1000 thỏ thương phẩm. Mỗi năm thỏ nái sinh sản từ 4-5 lứa, trung bình mỗi lứa từ 6- 8 con, với giá bán 200 ngàn đồng/1 đôi giống. Thỏ thương phẩm, sau 3 tháng đạt từ 2- 2,5 kg giá bán 70- 80.000 đồng/kg. Trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên dưới 70 triệu đồng, sau hơn 1 năm nuôi thỏ đến nay đời sống kinh tế của gia đình ông Ái đã được nâng lên rõ rệt. Ông tâm sự: “So với những con vật nuôi trước đây mà tôi nuôi, tôi thấy nuôi thỏ có nhiều ưu điểm hơn hẳn vừa dễ chăm sóc, đồng thời hiệu quả kinh tế cao, sau thời gian ngắn nuôi thỏ đời sống gia đình đã được cải thiện”.
Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, ông Ái còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và hỗ trợ thỏ giống cho những hộ dân có nhu cầu nuôi. Hiện nay, mô hình nuôi thỏ của ông đang được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến học hỏi kinh nghiệm và mua thỏ giống về nuôi, từ đó cùng nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Anh Hứa Văn Thức- thôn Tặng An bày tỏ: “Tôi lấy thỏ giống của ông Ái về nuôi được mấy tháng thấy sinh trưởng, phát triển tốt, tôi hy vọng rằng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình”.
Từ hiệu quả bước đầu đem lại của chăn nuôi Thỏ, trong thời gian tới ông Ái sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí, xây dựng chuồng trại, mở rộng thêm quy mô chăn nuôi lên trên 1 nghìn con các loại, trong đó thỏ nái khoảng 200 con, qua đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài huyện.