Vay vốn hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp: Thủ tục còn rườm rà

Vay vốn hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp: Thủ tục còn rườm rà
Đối tượng vay vốn phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc, thiết bị... Rồi việc giải ngân vốn vay để mua máy móc, thiết bị cũng còn một số rào cản từ phía ngân hàng, nên nông dân ngại tiếp cận...

Trao đổi về tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quãng Ngãi cho biết, người dân vẫn khó tiếp cận vốn vay hỗ trợ do thủ tục còn rườm rà.

Ông Phạm Trường Thọ cho biết, theo báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, tính đến nay, mới chỉ có 5 khách hàng được vay vốn theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg (QĐ 68) về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, với dư nợ là 103 triệu đồng.

Mức cho vay tối đa của các chi nhánh NHTM là 100% để mua các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; đối với các dự án phục vụ sản xuất nông nghiệp mức cho vay tối đa là 70%. Lãi suất cho vay thương mại là 7%/năm, ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ 3.

Theo ông Thọ, QĐ 68 và Thông tư hướng dẫn các loại máy được hỗ trợ vay vốn ưu đãi đã mở rộng hơn trước, có nhiều thay đổi lớn nhằm giúp khắc phục hạn chế của QĐ số 63 và QĐ 65 trước đó, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức vay vốn mua máy móc, thiết bị cơ giới hóa để phục vụ sản xuất.

 
 

Đối tượng vay vốn phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc, thiết bị, trong khi đó việc lấy hóa đơn, chứng từ phải mất thêm một khoản phí là thuế gia trị gia tăng. Do đó, người dân chưa thấy lợi ích thiết thực so với phần lãi suất được hỗ trợ nên ngại vay.

Ông Thọ

Ông Phạm Trường Thọ

 

Tuy nhiên, quá trình thực hiện QĐ 68 vẫn còn nhiều khó khan, vướng mắc. Nhiều nông dân, DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa nắm bắt đầy đủ thông tin, nhất là các đầu mối để liên hệ, cũng như các quy trình, hồ sơ thủ tục cần phải thực hiện nhằm thụ hưởng chính sách.

Hơn nữa, đời sống người dân ở nông thôn còn nhiều khó khăn nên việc vay vốn mua máy móc thiết bị còn hạn chế; chưa hình thành được tổ hợp tác phát triển cơ giới ở từng địa phương; việc giải ngân vốn vay để mua máy móc, thiết bị cũng còn một số rào cản từ phía ngân hàng nên nông dân ngại tiếp cận.

“Cụ thể, đối tượng vay vốn phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc, thiết bị, trong khi đó việc lấy hóa đơn, chứng từ phải mất thêm một khoản phí là thuế gia trị gia tăng. Do đó, người dân chưa thấy lợi ích thiết thực so với phần lãi suất được hỗ trợ nên ngại vay”, ông Thọ chia sẻ.

Bên cạnh đó, người dân, DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn tâm lý trông chờ vào chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước như việc mở rộng đối tượng cho vay, hỗ trợ thêm lãi suất, giảm lãi suất cho vay. Trong khi đó, chính sách ưu đãi này chỉ nhằm khuyến khích việc thực hiện giải quyết các khó khăn thực tế trong ngắn hạn.

Trên cơ sở đó, ông Thọ đề xuất Bộ NN&PTNT rà soát, điều chỉnh, bổ sung các loại máy móc, thiết bị có trên thị trường như đa dạng chủng loại, đa dạng công suất sử dụng để nông dân dễ tiếp cận chọn mua.

Đồng thời, kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo hệ thống NHTM khi cho vay theo QĐ 68 cần giảm bớt thủ tục để nông dân vay vốn dễ dàng hơn .../.

Theo Diệu Hoa/thoibaitaichinhvietnam.vn