Ly kỳ 'thi hài khô' 44 năm trong nhà
- Thứ bảy - 14/04/2012 07:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bí ẩn đang chờ giải mã
Từ Cần Thơ, vượt qua quãng đường gần 100km, chúng tôi mới đến được xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An Giang. Nghe chúng tôi hỏi đường vào nhà ông Trí, một người dân cho biết: “Mấy chú cứ chạy thẳng khoảng 2 cây số, gặp cái nhà cổ phía tay phải là nhà ông Trí đó. Chắc mấy chú đến tìm hiểu chuyện xác anh của ổng phải không?”.
Theo lời chỉ đường, không khó để tìm đến nhà ông Trí. Trò chuyện với chúng tôi bên bình trà nóng hổi, ông Trí kể: “Cũng có nhiều anh em nhà báo đến đây hỏi chuyện tui về xác khô của anh tôi. Tui biết sao kể vậy”. Nói đoạn ông dẫn chúng tôi lên gác, nơi đặt xác ông Hạo.
Trên căn gác là cái hòm (quan tài) có che kính trong suốt, nhìn rõ mồn một thi thể ông Hạo đang nằm, mắt nhắm nghiền như đang ngủ. Theo lời ông Trí, khi ông Hạo mất, gia đình chỉ nghĩ: chết thì mang đi chôn, chứ không ai nghĩ đến chuyện ướp xác.
“Tôi xin khẳng định chắc chắn, 44 năm nay gia đình không hề dùng bất cứ một thứ thuốc nào để cho vào xác anh Hạo cả. Có sao cứ để vậy, ngay cả lục phủ ngũ tạng của anh ấy, gia đình và bác sĩ lúc bấy giờ cũng không mổ lấy ra. Bây giờ tất cả đã khô hết cả rồi. Chúng tôi thẳng thắn từ chối rất nhiều chuyến viếng thăm đông người, có biểu hiện mê tín dị đoan. Trước khi cha tôi nhắm mắt xuôi tay năm 1994, cụ dặn không được mang xác của anh Hạo ra làm trò mê tín” - ông Trí nói.
Thời gian dần trôi qua, 44 năm chưa phải là dài đối với một xác ướp, nhưng cũng không phải là ngắn đối với một cái xác khô như ông Hạo, nhất là cái xác đó không hề được tẩm ướp bất cứ một thứ hóa chất nào. Bà con trong vùng thì quen gọi là “xác rũ”.
Hơn 40 năm qua, xác ông Hạo không hề bốc mùi, không rỉ nước mà chỉ khô tóp lại. Điều lạ lùng nữa, trên căn gác không thấy có con kiến, hay côn trùng nào thường gặp. Ông Đinh Hữu Trí cho biết thêm: “Trước năm 1975, có một ông bác sĩ nước ngoài đến coi, xin đổi số tiền rất lớn để đưa xác anh tôi về Mỹ nghiên cứu, nhưng gia đình không đồng ý. Kể từ đó ông ấy không quay trở lại”.
Sau khi cha mẹ qua đời hết, gia đình ông Trí coi xác ông Hạo như một “báu vật”, quyết giữ gìn. Mấy chục năm qua trong gia đình chưa hề có biểu hiện bệnh truyền nhiễm, vả lại cũng chưa có nhà khoa học nào kết luận về trường hợp này.
Chết nhưng vẫn như sống
Theo lời kể của ông Trí và bà con hàng xóm, ông Đinh Công Hạo sinh năm 1951, hồi nhỏ rất khôi ngô, tuấn tú. Cha của ông Hạo, ông Trí - cụ Đinh Đại Bửu vốn là một nhà nho đã truyền cho Hạo cảm hứng thơ ca và khi học tiểu học, Hạo tập làm thơ rồi tặng cho bạn bè và người thân.
Năm Hạo 10 tuổi, bất ngờ cậu bé mắc phải căn bệnh lạ, ăn ngủ không được, người cứ gầy dần. Gia đình mời hết thầy thuốc Đông y rồi Tây y đến thăm khám nhưng tất cả đều bó tay. Sức khỏe Hạo ngày càng sa sút. Dù gia đình nhiều năm chạy vạy khắp nơi để cầu thầy, tìm thuốc nhưng Hạo vẫn không qua khỏi cơ nguy kịch sau 8 năm cầm cự với căn bệnh lạ.
Ngày 19/12 âm lịch năm 1968, Đinh Công Hạo trút hơi thở cuối cùng khi mới 17 tuổi. Gia đình tổ chức tang lễ rồi đem an táng tại mảnh ruộng của gia đình cách nhà không xa. Tuy nhiên, đến sáng sớm ngày thứ tư, có một ông thầy thuốc Nam đến nhà nghe cụ Đinh Đại Bửu kể về bệnh của con trai mình, ông thầy này tỏ vẻ hối tiếc: phải chi ông đến kịp trong vòng 3 hôm sau khi Hạo mất, đào xác lên thì nhất định ông sẽ cứu sống được cậu Hạo, nhưng đến hôm nay là ngày thứ tư rồi, không còn kịp nữa. Ông thầy thuốc còn cho biết là xác của cậu Hạo chưa chết, không tin gia đình cứ đào lên mà coi.
Gia đình ông Bửu lúc đó bán tín bán nghi, không dám đào xác lên vì họ sợ sau hơn 3 ngày, xác đã bị trương sình. Nhưng sau một đêm thức trắng, vì nhớ con cộng với lời nói đầy “thần bí” của ông thầy thuốc Nam kia, ông Bửu quyết định quật mộ con trai lên.
Một số người họ hàng thân thuộc còn sợ hơi xác chết thối sẽ xông lên, nên đã lấy bông gòn bịt hai lỗ mũi lại. Sau 30 phút đào, tim đập loạn xạ, ông Bửu từ từ mở nắp quan tài, thì quả đúng là xác cậu Hạo vẫn tươi như người nằm ngủ. Tay vẫn còn mềm, duy chỉ có khóe miệng, khóe môi bị kiến cắn chút ít. Ông Bửu nhanh chóng đem xác con về nhà để trên ghế bố phủ vải màn lên. Tin “xác chết trở về” nhanh chóng lan truyền khắp nơi.
Ông Trí nhớ lại: “Lúc đó tôi 13 tuổi, khi cha tôi mang xác anh Hạo về nhà, mọi người biết tin kéo đến coi đông lắm. Chính quyền lúc bấy giờ hay tin, liền cử một đoàn bác sĩ 5 người, trong đó có một ông bác sĩ người nước ngoài đến xem tử thi, nhưng ai cũng lắc đầu ra về. Họ chỉ nói anh ấy đã chết, còn xác vì sao không bị phân hủy, không bốc mùi hôi thối thì không biết.
Một điều rất lạ là qua 3 tuần, thân thể anh ấy vẫn mềm, ba tôi lấy vài giọt cà phê nhỏ vào miệng thấy trôi vào luôn. Thậm chí có người anh họ sang lấy gần 3 lít nước đổ vào miệng mà vẫn vào hết, nhưng lại không tiết ra ngoài. Lúc đó giáp Tết Nguyên đán, cha tôi đóng chiếc hòm khác đặt anh Hạo vào đó, chờ sau Tết các bác sĩ đến khám lại...”.
Khi đoàn bác sĩ quay lại khám nghiệm xác Đinh Công Hạo một lần nữa, họ vẫn “bó tay” không đưa ra được kết luận gì. Cứ thế, xác ông Hạo khô dần, khô dần cho đến ngày hôm nay. Cha ông Hạo phủ lên mặt chiếc hòm một lớp kính để mọi người trong gia đình mỗi lần thắp nhang vẫn có thể nhìn thấy.
Sau hơn 40 năm, giờ đây chúng tôi thấy mái tóc của ông Hạo vẫn còn nguyên màu đen mượt. Đôi tay đã khô lại như được tẩm một thứ hóa chất nào đó. Cụ Bảy Quýnh - người hàng xóm tham gia khai quật mộ ông Hạo kể lại: “Hôm ông Bửu nhờ mấy người chúng tôi quật mộ thằng Hạo, tôi cũng sợ lắm. Nếu mọi việc xảy ra như lời người lạ kia nói thì không sao, chứ xác nó mà trương thối rồi thì tội nghiệp nó lắm, sống đã bị bệnh tật đày đọa, chết cũng không được yên...
Lúc nhấc áo quan lên khỏi mặt đất, người lấy khăn che mũi, người xức rượu vào quần áo để tránh ám mùi. Ai cũng chắc chắn rằng xác thằng Hạo đang phân hủy nên sẽ bốc mùi khủng khiếp. Khi bật nắp quan tài, ai cũng há hốc miệng ngạc nhiên khi thấy xác thằng Hạo vẫn tươi tắn như đang ngủ, không giống như người chết. Mấy người nhà ông Bửu khóc rú lên, có người cứ vỗ vào má thằng Hạo gọi dậy, nhưng chẳng thấy có phản ứng gì”.
Điều lạ lùng là khi mới chết, cơ thể ông Hạo cứng đơ, nhưng khi quật mộ lên thì xác lại mềm, da dẻ hồng hào hơn. Tin lời người lạ kia, ông Bửu đã đưa xác con về, đặt lên tấm phản, rồi phủ vải lên. Hàng ngày, ông ngồi bên xác con trai trò chuyện, rồi lại cầu Trời với hy vọng có một phép màu làm Hạo sống lại. Nhưng đã gần 44 năm trôi qua, xác chết ông Hạo vẫn còn đấy, không bốc mùi hôi thối mà cứ khô dần đi, quả là chuyện lạ và hiếm thấy ở Việt Nam.
Ông Trí cho biết, nhiều năm qua, gia đình ông rất mong các nhà khoa học đến nghiên cứu để đưa ra kiến giải về chuyện “vì sao xác anh trai tôi lại không phân hủy dù đã mất gần 44 năm nay”.
Từ Cần Thơ, vượt qua quãng đường gần 100km, chúng tôi mới đến được xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An Giang. Nghe chúng tôi hỏi đường vào nhà ông Trí, một người dân cho biết: “Mấy chú cứ chạy thẳng khoảng 2 cây số, gặp cái nhà cổ phía tay phải là nhà ông Trí đó. Chắc mấy chú đến tìm hiểu chuyện xác anh của ổng phải không?”.
Theo lời chỉ đường, không khó để tìm đến nhà ông Trí. Trò chuyện với chúng tôi bên bình trà nóng hổi, ông Trí kể: “Cũng có nhiều anh em nhà báo đến đây hỏi chuyện tui về xác khô của anh tôi. Tui biết sao kể vậy”. Nói đoạn ông dẫn chúng tôi lên gác, nơi đặt xác ông Hạo.
Di ảnh ông Đinh Công Hạo lúc 10 tuổi. |
Trên căn gác là cái hòm (quan tài) có che kính trong suốt, nhìn rõ mồn một thi thể ông Hạo đang nằm, mắt nhắm nghiền như đang ngủ. Theo lời ông Trí, khi ông Hạo mất, gia đình chỉ nghĩ: chết thì mang đi chôn, chứ không ai nghĩ đến chuyện ướp xác.
“Tôi xin khẳng định chắc chắn, 44 năm nay gia đình không hề dùng bất cứ một thứ thuốc nào để cho vào xác anh Hạo cả. Có sao cứ để vậy, ngay cả lục phủ ngũ tạng của anh ấy, gia đình và bác sĩ lúc bấy giờ cũng không mổ lấy ra. Bây giờ tất cả đã khô hết cả rồi. Chúng tôi thẳng thắn từ chối rất nhiều chuyến viếng thăm đông người, có biểu hiện mê tín dị đoan. Trước khi cha tôi nhắm mắt xuôi tay năm 1994, cụ dặn không được mang xác của anh Hạo ra làm trò mê tín” - ông Trí nói.
Thời gian dần trôi qua, 44 năm chưa phải là dài đối với một xác ướp, nhưng cũng không phải là ngắn đối với một cái xác khô như ông Hạo, nhất là cái xác đó không hề được tẩm ướp bất cứ một thứ hóa chất nào. Bà con trong vùng thì quen gọi là “xác rũ”.
Hơn 40 năm qua, xác ông Hạo không hề bốc mùi, không rỉ nước mà chỉ khô tóp lại. Điều lạ lùng nữa, trên căn gác không thấy có con kiến, hay côn trùng nào thường gặp. Ông Đinh Hữu Trí cho biết thêm: “Trước năm 1975, có một ông bác sĩ nước ngoài đến coi, xin đổi số tiền rất lớn để đưa xác anh tôi về Mỹ nghiên cứu, nhưng gia đình không đồng ý. Kể từ đó ông ấy không quay trở lại”.
Sau khi cha mẹ qua đời hết, gia đình ông Trí coi xác ông Hạo như một “báu vật”, quyết giữ gìn. Mấy chục năm qua trong gia đình chưa hề có biểu hiện bệnh truyền nhiễm, vả lại cũng chưa có nhà khoa học nào kết luận về trường hợp này.
Chết nhưng vẫn như sống
Theo lời kể của ông Trí và bà con hàng xóm, ông Đinh Công Hạo sinh năm 1951, hồi nhỏ rất khôi ngô, tuấn tú. Cha của ông Hạo, ông Trí - cụ Đinh Đại Bửu vốn là một nhà nho đã truyền cho Hạo cảm hứng thơ ca và khi học tiểu học, Hạo tập làm thơ rồi tặng cho bạn bè và người thân.
Năm Hạo 10 tuổi, bất ngờ cậu bé mắc phải căn bệnh lạ, ăn ngủ không được, người cứ gầy dần. Gia đình mời hết thầy thuốc Đông y rồi Tây y đến thăm khám nhưng tất cả đều bó tay. Sức khỏe Hạo ngày càng sa sút. Dù gia đình nhiều năm chạy vạy khắp nơi để cầu thầy, tìm thuốc nhưng Hạo vẫn không qua khỏi cơ nguy kịch sau 8 năm cầm cự với căn bệnh lạ.
Ông Trí bên quan tài và xác khô của ông Đinh Công Hạo. |
Ngày 19/12 âm lịch năm 1968, Đinh Công Hạo trút hơi thở cuối cùng khi mới 17 tuổi. Gia đình tổ chức tang lễ rồi đem an táng tại mảnh ruộng của gia đình cách nhà không xa. Tuy nhiên, đến sáng sớm ngày thứ tư, có một ông thầy thuốc Nam đến nhà nghe cụ Đinh Đại Bửu kể về bệnh của con trai mình, ông thầy này tỏ vẻ hối tiếc: phải chi ông đến kịp trong vòng 3 hôm sau khi Hạo mất, đào xác lên thì nhất định ông sẽ cứu sống được cậu Hạo, nhưng đến hôm nay là ngày thứ tư rồi, không còn kịp nữa. Ông thầy thuốc còn cho biết là xác của cậu Hạo chưa chết, không tin gia đình cứ đào lên mà coi.
Gia đình ông Bửu lúc đó bán tín bán nghi, không dám đào xác lên vì họ sợ sau hơn 3 ngày, xác đã bị trương sình. Nhưng sau một đêm thức trắng, vì nhớ con cộng với lời nói đầy “thần bí” của ông thầy thuốc Nam kia, ông Bửu quyết định quật mộ con trai lên.
Một số người họ hàng thân thuộc còn sợ hơi xác chết thối sẽ xông lên, nên đã lấy bông gòn bịt hai lỗ mũi lại. Sau 30 phút đào, tim đập loạn xạ, ông Bửu từ từ mở nắp quan tài, thì quả đúng là xác cậu Hạo vẫn tươi như người nằm ngủ. Tay vẫn còn mềm, duy chỉ có khóe miệng, khóe môi bị kiến cắn chút ít. Ông Bửu nhanh chóng đem xác con về nhà để trên ghế bố phủ vải màn lên. Tin “xác chết trở về” nhanh chóng lan truyền khắp nơi.
Ông Trí nhớ lại: “Lúc đó tôi 13 tuổi, khi cha tôi mang xác anh Hạo về nhà, mọi người biết tin kéo đến coi đông lắm. Chính quyền lúc bấy giờ hay tin, liền cử một đoàn bác sĩ 5 người, trong đó có một ông bác sĩ người nước ngoài đến xem tử thi, nhưng ai cũng lắc đầu ra về. Họ chỉ nói anh ấy đã chết, còn xác vì sao không bị phân hủy, không bốc mùi hôi thối thì không biết.
Một điều rất lạ là qua 3 tuần, thân thể anh ấy vẫn mềm, ba tôi lấy vài giọt cà phê nhỏ vào miệng thấy trôi vào luôn. Thậm chí có người anh họ sang lấy gần 3 lít nước đổ vào miệng mà vẫn vào hết, nhưng lại không tiết ra ngoài. Lúc đó giáp Tết Nguyên đán, cha tôi đóng chiếc hòm khác đặt anh Hạo vào đó, chờ sau Tết các bác sĩ đến khám lại...”.
Khi đoàn bác sĩ quay lại khám nghiệm xác Đinh Công Hạo một lần nữa, họ vẫn “bó tay” không đưa ra được kết luận gì. Cứ thế, xác ông Hạo khô dần, khô dần cho đến ngày hôm nay. Cha ông Hạo phủ lên mặt chiếc hòm một lớp kính để mọi người trong gia đình mỗi lần thắp nhang vẫn có thể nhìn thấy.
Sau hơn 40 năm, giờ đây chúng tôi thấy mái tóc của ông Hạo vẫn còn nguyên màu đen mượt. Đôi tay đã khô lại như được tẩm một thứ hóa chất nào đó. Cụ Bảy Quýnh - người hàng xóm tham gia khai quật mộ ông Hạo kể lại: “Hôm ông Bửu nhờ mấy người chúng tôi quật mộ thằng Hạo, tôi cũng sợ lắm. Nếu mọi việc xảy ra như lời người lạ kia nói thì không sao, chứ xác nó mà trương thối rồi thì tội nghiệp nó lắm, sống đã bị bệnh tật đày đọa, chết cũng không được yên...
Lúc nhấc áo quan lên khỏi mặt đất, người lấy khăn che mũi, người xức rượu vào quần áo để tránh ám mùi. Ai cũng chắc chắn rằng xác thằng Hạo đang phân hủy nên sẽ bốc mùi khủng khiếp. Khi bật nắp quan tài, ai cũng há hốc miệng ngạc nhiên khi thấy xác thằng Hạo vẫn tươi tắn như đang ngủ, không giống như người chết. Mấy người nhà ông Bửu khóc rú lên, có người cứ vỗ vào má thằng Hạo gọi dậy, nhưng chẳng thấy có phản ứng gì”.
Điều lạ lùng là khi mới chết, cơ thể ông Hạo cứng đơ, nhưng khi quật mộ lên thì xác lại mềm, da dẻ hồng hào hơn. Tin lời người lạ kia, ông Bửu đã đưa xác con về, đặt lên tấm phản, rồi phủ vải lên. Hàng ngày, ông ngồi bên xác con trai trò chuyện, rồi lại cầu Trời với hy vọng có một phép màu làm Hạo sống lại. Nhưng đã gần 44 năm trôi qua, xác chết ông Hạo vẫn còn đấy, không bốc mùi hôi thối mà cứ khô dần đi, quả là chuyện lạ và hiếm thấy ở Việt Nam.
Ông Trí cho biết, nhiều năm qua, gia đình ông rất mong các nhà khoa học đến nghiên cứu để đưa ra kiến giải về chuyện “vì sao xác anh trai tôi lại không phân hủy dù đã mất gần 44 năm nay”.
Theo Datviet