Sự thật lạ lùng...
- Thứ tư - 21/03/2012 03:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Triết gia người Thụy Sĩ, Henri Frederic Amie từng nói: "Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng." Trong cuộc sống, liệu có ai từng nghĩ đến điều này. Hẹp hơn, trong cuộc sống hiện nay, sự thật liệu có đang bị xâm hại và xúc phạm?
Ván cờ... "đời"
Dư luận vẫn còn đang bàn tán về ván cờ bạc tỉ của một ông phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng. Cơ quan điều tra vẫn tiếp tục xác minh nhưng nếu vị phó giám đốc dám chơi ván cờ đến 5 tỉ đồng thì đó không phải là một ván cờ danh dự như những kỳ thủ có tinh thần thể thao chân chính thường chơi.
Nó là sự xúc phạm với người nghèo!
Bởi tính trung bình, trị giá ván cờ ấy xây được 200 căn nhà tình thương, mua được hơn 300 tấn gạo cứu đói, tạo điều kiện cho vô số trẻ em nghèo đến trường...
Sóc Trăng là một tỉnh nghèo! Theo điều tra hộ nghèo năm 2010, toàn tỉnh còn 75.639 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,31%; hộ cận nghèo 43.789, chiếm tỷ lệ 14,07%. Một tỉnh nhiều dân nghèo như vậy mà có một công bộc của dân giàu đến mức chơi được những ván cờ bạc tỉ, vậy tiền đâu để chơi bạo "hơn cả công tử Bạc Liêu" như thế?
Câu chuyện ván cờ bạc tỉ sẽ khiến người ta không khỏi nghi ngờ... Rằng ở các địa phương khác, giàu có hơn, sẽ có những ván cờ bạc tỉ khác hoặc là những hình thức khác để quan chức chứng tỏ sự giàu có với mức cao hơn?
Và chỉ khi nào bị lộ, những kẻ hôm qua còn dương dương tự đắc, nay mới ...sám hối.
Nếu những nghi ngờ trên được phơi bày toàn bộ thì nói như nhà thơ người Nga Lord Byron, đó là một "sự thật luôn lạ lùng, còn lạ lùng hơn là hư cấu". Sự thật cá cược đến mức 5 tỷ đồng/ ván cờ, quả là sự thật lạ lùng hơn cả hư cấu.
Ván cờ... "đời"
Dư luận vẫn còn đang bàn tán về ván cờ bạc tỉ của một ông phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng. Cơ quan điều tra vẫn tiếp tục xác minh nhưng nếu vị phó giám đốc dám chơi ván cờ đến 5 tỉ đồng thì đó không phải là một ván cờ danh dự như những kỳ thủ có tinh thần thể thao chân chính thường chơi.
Nó là sự xúc phạm với người nghèo!
Bởi tính trung bình, trị giá ván cờ ấy xây được 200 căn nhà tình thương, mua được hơn 300 tấn gạo cứu đói, tạo điều kiện cho vô số trẻ em nghèo đến trường...
Sóc Trăng là một tỉnh nghèo! Theo điều tra hộ nghèo năm 2010, toàn tỉnh còn 75.639 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,31%; hộ cận nghèo 43.789, chiếm tỷ lệ 14,07%. Một tỉnh nhiều dân nghèo như vậy mà có một công bộc của dân giàu đến mức chơi được những ván cờ bạc tỉ, vậy tiền đâu để chơi bạo "hơn cả công tử Bạc Liêu" như thế?
Câu chuyện ván cờ bạc tỉ sẽ khiến người ta không khỏi nghi ngờ... Rằng ở các địa phương khác, giàu có hơn, sẽ có những ván cờ bạc tỉ khác hoặc là những hình thức khác để quan chức chứng tỏ sự giàu có với mức cao hơn?
Và chỉ khi nào bị lộ, những kẻ hôm qua còn dương dương tự đắc, nay mới ...sám hối.
Nếu những nghi ngờ trên được phơi bày toàn bộ thì nói như nhà thơ người Nga Lord Byron, đó là một "sự thật luôn lạ lùng, còn lạ lùng hơn là hư cấu". Sự thật cá cược đến mức 5 tỷ đồng/ ván cờ, quả là sự thật lạ lùng hơn cả hư cấu.
Ván cờ đến 5 tỉ đồng thì đó là sự xúc phạm với người nghèo. Ảnh minh họa |
Ai "giết" Danko?
Dối trá, nó không tự sinh ra nó mà chỉ có khi con người nói và làm ngược lại với những điều cơ bản họ nghĩ. Quá trình cơ bản hướng đến chân- thiện- mỹ mà loài người vẫn hằng đeo đuổi là nếu được coi là ánh sáng thì cái ác, cái xấu có thể coi là bóng đêm. Trong bóng đêm, dối trá lên ngôi và dưới ánh sáng, sự thật rực rỡ.
Nhà văn vĩ đại Maksim Gorki đã xây dựng một hình tượng Danko can trường xé toang lồng ngực để lấy trái tim mình soi đường cho đám đông mê muội. Một ẩn dụ giàu hình ảnh... Trước khi sự can trường ấy được thừa nhận Danko có gì từ đám đông? Anh đã nhận được sự nghi ngờ và sau đó là sự phẫn nộ của đám đông mê muội. Đến nỗi anh phải thét lên đau đớn trước khi xé ngực móc tim mình:
"Các người đã làm gì để tự giúp mình ? Các người chỉ cắm cổ đi và không biết giữ sức để đi được lâu dài hơn! Các người chỉ mải miết đi như đàn cừu!"
Dối trá, nó không tự sinh ra nó mà chỉ có khi con người nói và làm ngược lại với những điều cơ bản họ nghĩ. Quá trình cơ bản hướng đến chân- thiện- mỹ mà loài người vẫn hằng đeo đuổi là nếu được coi là ánh sáng thì cái ác, cái xấu có thể coi là bóng đêm. Trong bóng đêm, dối trá lên ngôi và dưới ánh sáng, sự thật rực rỡ.
Nhà văn vĩ đại Maksim Gorki đã xây dựng một hình tượng Danko can trường xé toang lồng ngực để lấy trái tim mình soi đường cho đám đông mê muội. Một ẩn dụ giàu hình ảnh... Trước khi sự can trường ấy được thừa nhận Danko có gì từ đám đông? Anh đã nhận được sự nghi ngờ và sau đó là sự phẫn nộ của đám đông mê muội. Đến nỗi anh phải thét lên đau đớn trước khi xé ngực móc tim mình:
"Các người đã làm gì để tự giúp mình ? Các người chỉ cắm cổ đi và không biết giữ sức để đi được lâu dài hơn! Các người chỉ mải miết đi như đàn cừu!"
Nếu ai cũng sống như chị Lành bán vé số ở Long An cầm tiền tỉ mà chẳng tham lam thì cuộc đời này đẹp biết mấy. Nhưng sự thật là không phải ai cũng như chị Lành nên có một độc giả đã viết bài "May mà có chị đời còn dễ thương..." Tôi tự hỏi "sự thật" bây giờ liệu có phải đang sống lay lắt nhờ những điều "may mà..."? |
Tâm lý đám đông cho thấy ai cũng chờ người khác làm Danko thay mình. Tâm lý đám đông cũng cho thấy sự dao động trước trước cái ác, cái xấu là sự sợ hãi và phục tùng- khi không có Danko nào xuất hiện- dù tiềm ẩn trong mỗi người đều có một Danko...
Nhiều khi tôi tự trào rằng anh chàng Danko trong tôi ơi, anh cứ nhỏ dần theo thời gian vì những "giấc mơ con" của cơm áo gạo tiền trong thời buổi thóc cao gạo kém như hiện nay. Anh chàng Danko cũng nhạt nhòa trong sự vô cảm của những "keomutchoiboi", coi mạng người như trò vui, của những kẻ thấy công an thì xưng "cháu bác Nhanh", thấy giang hồ bảo "em anh Luyện"...
Chàng Danko có lẽ cũng muốn chết hẳn khi biết giữa năm 2011 có 240.000 hộ dân thiếu đói (ở Thanh Hóa) trong một đất nước xuất khẩu lúa gạo... hàng đầu thế giới. Và còn rất nhiều câu chuyện nữa để Danko phải chết...
Có ai hỏi mình sự can trường Danko của bản thân bây giờ đi đâu, về đâu không? Hay là ai/cái gì đã "giết" Danko?
May mà...
Đôi khi người viết nghe nhiều người "tâm sự" rằng bây giờ làm báo dễ quá, dễ đến phát sợ. Cứ thấy nhan nhản những thông tin hoa hậu lộ hàng, người mẫu thả rông ngực, hot girl khoe chân thon...
Hoặc khá khẩm hơn là khỏa thân vì môi trường, nude vị nghệ thuật, tươi tắn nhờ váy xẻ cao... Những thông tin ấy có khi được quan tâm hơn nhiều trẻ em vùng sông nước lại chết đuối vì không được nhà trường dạy bơi, tốc độ tăng dân số nước ta đáng lo ngại, nền kinh tế cần được tái cấu trúc,...
Tôi không ngại nói thẳng với họ rằng những phóng viên chăm chăm máy ảnh lia từ trên xuống, hất phía dưới lên để tìm cảnh lộ hàng khác xa với những phóng viên không có cả mì tôm mà gặm khi tác nghiệp vùng lũ.
Cũng nói luôn rằng những người làm báo mỗi tháng sống chủ yếu bằng "lương" từ doanh nghiệp (chứ không phải tòa soạn nơi họ làm) khác hẳn với những người căng mắt đọc hồ sơ chống tham nhũng, băng vào vùng ô nhiễm lấy tin, tác nghiệp giữa chiến trường hay trong vùng cháy...
Vì kiến thức hạn hẹp của mình nên người viết chỉ xin cảm nhận về làng báo cũng giống như một xã hội thu nhỏ để nhận thức về xã hội hôm nay. Trong làng báo, cũng có những khái niệm đối lập như kẻ tốt- người xấu, tử tế- đê tiện, tự thân- ký sinh, chân tiểu nhân- ngụy quân tử...
Nguyên tắc báo chí là phải viết đúng, viết đủ, viết cái gì có lợi cho quốc gia, dân tộc với nguyên tắc cơ bản là tôn trọng sự thật. Nhưng nhiều trường hợp đã có những nhà báo không tôn trọng nguyên tắc cơ bản ấy hoặc chọn cách nhẹ nhàng hơn là lặng im, tự nguyện hoặc chẳng đặng đừng.
Những ứng xử ấy không khác gì so với ứng xử số đông xã hội hiện nay!
Nếu ai cũng sống như chị Lành bán vé số ở Long An cầm tiền tỉ mà chẳng tham lam thì cuộc đời này đẹp biết mấy. Nhưng sự thật là không phải ai cũng như chị Lành nên có một độc giả đã viết bài "May mà có chị đời còn dễ thương..."
Tôi tự hỏi "sự thật" bây giờ liệu có phải đang sống lay lắt nhờ những điều "may mà..."?
Nhiều khi tôi tự trào rằng anh chàng Danko trong tôi ơi, anh cứ nhỏ dần theo thời gian vì những "giấc mơ con" của cơm áo gạo tiền trong thời buổi thóc cao gạo kém như hiện nay. Anh chàng Danko cũng nhạt nhòa trong sự vô cảm của những "keomutchoiboi", coi mạng người như trò vui, của những kẻ thấy công an thì xưng "cháu bác Nhanh", thấy giang hồ bảo "em anh Luyện"...
Chàng Danko có lẽ cũng muốn chết hẳn khi biết giữa năm 2011 có 240.000 hộ dân thiếu đói (ở Thanh Hóa) trong một đất nước xuất khẩu lúa gạo... hàng đầu thế giới. Và còn rất nhiều câu chuyện nữa để Danko phải chết...
Có ai hỏi mình sự can trường Danko của bản thân bây giờ đi đâu, về đâu không? Hay là ai/cái gì đã "giết" Danko?
May mà...
Đôi khi người viết nghe nhiều người "tâm sự" rằng bây giờ làm báo dễ quá, dễ đến phát sợ. Cứ thấy nhan nhản những thông tin hoa hậu lộ hàng, người mẫu thả rông ngực, hot girl khoe chân thon...
Hoặc khá khẩm hơn là khỏa thân vì môi trường, nude vị nghệ thuật, tươi tắn nhờ váy xẻ cao... Những thông tin ấy có khi được quan tâm hơn nhiều trẻ em vùng sông nước lại chết đuối vì không được nhà trường dạy bơi, tốc độ tăng dân số nước ta đáng lo ngại, nền kinh tế cần được tái cấu trúc,...
Tôi không ngại nói thẳng với họ rằng những phóng viên chăm chăm máy ảnh lia từ trên xuống, hất phía dưới lên để tìm cảnh lộ hàng khác xa với những phóng viên không có cả mì tôm mà gặm khi tác nghiệp vùng lũ.
Cũng nói luôn rằng những người làm báo mỗi tháng sống chủ yếu bằng "lương" từ doanh nghiệp (chứ không phải tòa soạn nơi họ làm) khác hẳn với những người căng mắt đọc hồ sơ chống tham nhũng, băng vào vùng ô nhiễm lấy tin, tác nghiệp giữa chiến trường hay trong vùng cháy...
Vì kiến thức hạn hẹp của mình nên người viết chỉ xin cảm nhận về làng báo cũng giống như một xã hội thu nhỏ để nhận thức về xã hội hôm nay. Trong làng báo, cũng có những khái niệm đối lập như kẻ tốt- người xấu, tử tế- đê tiện, tự thân- ký sinh, chân tiểu nhân- ngụy quân tử...
Nguyên tắc báo chí là phải viết đúng, viết đủ, viết cái gì có lợi cho quốc gia, dân tộc với nguyên tắc cơ bản là tôn trọng sự thật. Nhưng nhiều trường hợp đã có những nhà báo không tôn trọng nguyên tắc cơ bản ấy hoặc chọn cách nhẹ nhàng hơn là lặng im, tự nguyện hoặc chẳng đặng đừng.
Những ứng xử ấy không khác gì so với ứng xử số đông xã hội hiện nay!
Nếu ai cũng sống như chị Lành bán vé số ở Long An cầm tiền tỉ mà chẳng tham lam thì cuộc đời này đẹp biết mấy. Nhưng sự thật là không phải ai cũng như chị Lành nên có một độc giả đã viết bài "May mà có chị đời còn dễ thương..."
Tôi tự hỏi "sự thật" bây giờ liệu có phải đang sống lay lắt nhờ những điều "may mà..."?
Trường Giang
(theo Vietnamnet)
(theo Vietnamnet)