17 xã của huyện Gia Lâm hoàn thành xây dựng nông thôn mới
- Thứ tư - 09/08/2017 22:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chiều 8-8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn kiểm tra số 01 của Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã kiểm tra việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” tại huyện Gia Lâm. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến.
Theo báo cáo, đến tháng 6-2017, huyện Gia Lâm có 17/20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 3 xã còn lại đạt và cơ bản đạt 16 tiêu chí trở lên. Về tiêu chí huyện nông thôn mới, Gia Lâm đã đạt 7/9 tiêu chí, 2 tiêu chí chưa đạt là thủy lợi và môi trường...
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Gia Lâm đã triển khai tại mỗi xã từ 1 đến 2 mô hình trồng lúa chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với diện tích 1.631ha; xây dựng 65 tổ nhóm giám sát quá trình sản xuất tại các vùng chuyên canh. Toàn huyện đã chuyển đổi được 579ha theo quy hoạch vùng sản xuất, trong đó có 259ha cây ăn quả. Xã Phù Đổng và một phần xã Đặng Xá có truyền thống nuôi bò thịt, bò sữa, người dân đã tận dụng phân gia súc để nuôi giun quế vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra phân bón sạch và thành phẩm giun quế làm thức ăn cho chăn nuôi...
Khó khăn lớn nhất của huyện Gia Lâm hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường của 3 con sông: Cầu Bây, Giàng và Thiên Đức. Nếu không có sự hỗ trợ của thành phố thì khó có thể cải thiện tình trạng ô nhiễm...
Kết luận buổi kiểm tra, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Gia Lâm trong thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy nên đã đạt được những kết quả rõ nét. Công tác tuyên truyền về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân của huyện Gia Lâm khá đa dạng, phong phú, coi chung sức xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của toàn dân. Huyện Gia Lâm đã chỉ đạo có trọng tâm về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng giá trị kinh tế cao, bền vững. Điển hình như các mô hình trồng cây ăn quả, cá biệt có mô hình đạt giá trị từ 700 đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Huyện Gia Lâm đã phát huy thế mạnh của địa phương có nhiều làng nghề, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho nhân dân. Về xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí ở 3 xã chưa đạt của huyện đã nâng lên một cách rõ nét. Tuy nhiên, với xã còn lại triển khai xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020, các chỉ tiêu đòi hỏi cao hơn, huyện Gia Lâm cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Về nâng cao đời sống người dân, huyện Gia Lâm có nhiều tiềm năng, lợi thế nên cần quan tâm hơn, nhất là về an sinh xã hội cần triển khai thực hiện tốt hơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chỉ rõ, mục tiêu cuối năm nay huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới, do vậy huyện cần tập trung hơn nữa nguồn lực đầu tư. Đối với tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, do gắn với phát triển đô thị nên huyện Gia Lâm cần quan tâm đầu tư; cùng với đó, quan tâm đến các tiêu chí môi trường, thủy lợi chưa đạt để tiếp tục triển khai hoàn thành...
Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy lưu ý, giai đoạn 2016-2020 các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đặt ra cao hơn, vì vậy huyện Gia Lâm cần nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo. Theo quy hoạch tổng thể Thủ đô, huyện Gia Lâm và một số huyện nằm trong quy hoạch đô thị phía Bắc sông Hồng nên huyện cần đặt vấn đề phát triển nông thôn mới bền vững gắn với đô thị. Các xã của huyện cần rà soát từng nội dung để khắc phục các tồn tại trong quá trình phát triển. Cùng với đó, quan tâm đến công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân. Huyện Gia Lâm cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch khu dân cư, quy hoạch trung tâm xã; công khai các dự án, vùng sản xuất nông nghiệp để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư; đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cần đầu tư phát triển đồng bộ; tiếp tục tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết; đầu tư có trọng điểm để cuối năm 2017, các xã còn lại hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Huyện cần quan tâm nhiều hơn đến vệ sinh môi trường, quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy gợi ý, huyện Gia Lâm nên giữ lại hồ, ao, từng bước đầu tư cải tạo để tạo cảnh quan cho khu vực nông thôn; tiếp tục thực hiện tốt công tác giữ vững ổn định an ninh, trật tự xã hội...
Những kiến nghị đề xuất của huyện Gia Lâm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã giao thư ký đoàn tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện Gia Lâm đã triển khai tại mỗi xã từ 1 đến 2 mô hình trồng lúa chất lượng cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với diện tích 1.631ha; xây dựng 65 tổ nhóm giám sát quá trình sản xuất tại các vùng chuyên canh. Toàn huyện đã chuyển đổi được 579ha theo quy hoạch vùng sản xuất, trong đó có 259ha cây ăn quả. Xã Phù Đổng và một phần xã Đặng Xá có truyền thống nuôi bò thịt, bò sữa, người dân đã tận dụng phân gia súc để nuôi giun quế vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra phân bón sạch và thành phẩm giun quế làm thức ăn cho chăn nuôi...
Khó khăn lớn nhất của huyện Gia Lâm hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường của 3 con sông: Cầu Bây, Giàng và Thiên Đức. Nếu không có sự hỗ trợ của thành phố thì khó có thể cải thiện tình trạng ô nhiễm...
Kết luận buổi kiểm tra, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Gia Lâm trong thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy nên đã đạt được những kết quả rõ nét. Công tác tuyên truyền về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân của huyện Gia Lâm khá đa dạng, phong phú, coi chung sức xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của toàn dân. Huyện Gia Lâm đã chỉ đạo có trọng tâm về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng giá trị kinh tế cao, bền vững. Điển hình như các mô hình trồng cây ăn quả, cá biệt có mô hình đạt giá trị từ 700 đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Huyện Gia Lâm đã phát huy thế mạnh của địa phương có nhiều làng nghề, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho nhân dân. Về xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí ở 3 xã chưa đạt của huyện đã nâng lên một cách rõ nét. Tuy nhiên, với xã còn lại triển khai xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020, các chỉ tiêu đòi hỏi cao hơn, huyện Gia Lâm cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Về nâng cao đời sống người dân, huyện Gia Lâm có nhiều tiềm năng, lợi thế nên cần quan tâm hơn, nhất là về an sinh xã hội cần triển khai thực hiện tốt hơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chỉ rõ, mục tiêu cuối năm nay huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới, do vậy huyện cần tập trung hơn nữa nguồn lực đầu tư. Đối với tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, do gắn với phát triển đô thị nên huyện Gia Lâm cần quan tâm đầu tư; cùng với đó, quan tâm đến các tiêu chí môi trường, thủy lợi chưa đạt để tiếp tục triển khai hoàn thành...
Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy lưu ý, giai đoạn 2016-2020 các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đặt ra cao hơn, vì vậy huyện Gia Lâm cần nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo. Theo quy hoạch tổng thể Thủ đô, huyện Gia Lâm và một số huyện nằm trong quy hoạch đô thị phía Bắc sông Hồng nên huyện cần đặt vấn đề phát triển nông thôn mới bền vững gắn với đô thị. Các xã của huyện cần rà soát từng nội dung để khắc phục các tồn tại trong quá trình phát triển. Cùng với đó, quan tâm đến công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân. Huyện Gia Lâm cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch khu dân cư, quy hoạch trung tâm xã; công khai các dự án, vùng sản xuất nông nghiệp để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư; đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cần đầu tư phát triển đồng bộ; tiếp tục tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết; đầu tư có trọng điểm để cuối năm 2017, các xã còn lại hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Huyện cần quan tâm nhiều hơn đến vệ sinh môi trường, quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy gợi ý, huyện Gia Lâm nên giữ lại hồ, ao, từng bước đầu tư cải tạo để tạo cảnh quan cho khu vực nông thôn; tiếp tục thực hiện tốt công tác giữ vững ổn định an ninh, trật tự xã hội...
Những kiến nghị đề xuất của huyện Gia Lâm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã giao thư ký đoàn tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo Hanoimoi.com.vn