5 bài học kinh nghiệm góp phần xây dựng nông thôn mới của Phụ nữ Thụy Phúc
- Chủ nhật - 22/12/2013 19:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phụ nữ Thụy Phúc tham gia thu gom rác thải bảo vệ môi trường. |
Không nằm trong 8 xã làm điểm, không có tên trong 70 xã của tỉnh, cũng không phải 10 xã làm điểm của huyện Thái Thụy nhưng Thụy Phúc lại là một trong 4 xã đầu tiên của tỉnh “cán đích” nông thôn mới (NTM). Bài học kinh nghiệm từ Thụy Phúc là sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, tuân thủ phương châm “Ðồng thuận cao - lao động giỏi - về đích sớm”, dựa trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng”. Trong thành tích chung của xã có những đóng góp tích cực của cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ.
Sau khi được cấp ủy, chính quyền giao nhiệm vụ, Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Thụy Phúc đã phát động và tổ chức cho hội viên ký giao ước thi đua: “Phụ nữ Thụy Phúc chung sức xây dựng NTM”, gắn các nhiệm vụ, phong trào của Hội với từng tiêu chí xây dựng NTM. Ðối với các tiêu chí Quy hoạch và hạ tầng kinh tế - xã hội, Hội trực tiếp vận động 27 hộ gia đình ở thôn Thuyền Ðỗ tự nguyện hiến 375 m2 đất và tường bao, công trình phụ trên đất để mở rộng đường giao thông.
Chị Bùi Thị Quyên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thuyền Ðỗ - người tự nguyện phá dỡ 17 mét tường bao và 1 công trình phụ rồi tự bỏ tiền ra xây mới, tâm sự: “Dù tốn kém, thiệt thòi nhưng đổi lại không chỉ gia đình mình mà nhân dân trong thôn, trong xã có đường bê tông rộng rãi để đi chứ ngày trước đi bằng đường xỉ nhỏ hẹp vừa bẩn vừa hay tai nạn”. Việc làm của gia đình chị Quyên đã khiến các gia đình khác cũng nhiệt tình hiến đất làm đường, ngay cả nhà chùa cũng tự nguyện hiến 74 m2 đất vườn phục vụ mở đường.
100% gia đình hội viên phụ nữ tham gia góp 93.886 m2 đất nông nghiệp và 1,3 tỷ đồng để đào đắp bờ vùng, bờ thửa; 80% phụ nữ tham gia đào đắp bờ vùng, bờ thửa, nhiều người trên 70 tuổi vẫn hăng hái tham gia như các bà Bùi Thị Mây, Nguyễn Thị Bấm, Vũ Thị Nề, Nguyễn Thị Cúc… Ðồng chí Nguyễn Trường Ca, Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết: “Có sự tham gia nhiệt tình, tích cực của các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là phụ nữ nên chỉ sau 23 ngày ra quân, toàn xã đã đào đắp được 41.000 m3 đất làm bờ vùng, bờ thửa”. Các chị cũng là lực lượng chủ yếu tham gia ngày công lao động xã hội chủ nghĩa nạo vét kênh mương, đổ bê tông đường giao thông, thủy lợi nội đồng và đường giao thông nông thôn.
Ðể thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất, Hội Phụ nữ xã chủ động, sáng tạo thực hiện gắn với nhiệm vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường”, đề ra chỉ tiêu mỗi năm giúp đỡ ít nhất 10 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo. Với cách làm này, hàng năm 100% hộ phụ nữ nghèo được giúp đỡ, đã có 28 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống 2,83%. Ðồng thời tổ chức nhiều lớp chuyển giao KHKT, tập huấn cách sử dụng phân bón, mỗi năm tín chấp cho hội viên mua trả chậm từ 80 - 100 tấn phân bón, nhận vốn vay ủy thác của các ngân hàng cho 201 chị em với số dư 3,071 tỷ đồng. Có vốn, có kiến thức, 300 hội viên phụ nữ đã mạnh dạn tham gia xây dựng thành công cánh đồng mẫu 37 ha trồng cây vụ đông.
Ðồng chí Khúc Thị Dinh, Chủ tịch Hội Phụ nữ Thụy Phúc cho biết: Quá trình tham gia xây dựng NTM tại địa phương, Hội đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm, đó là: luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hội cấp trên, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; đặt công tác tuyên truyền lên hàng đầu để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân; đội ngũ cán bộ hội phải nhiệt tình, tâm huyết, sâu sát cơ sở, có uy tín, kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng và phải gương mẫu đi đầu trong tất cả các phong trào; chủ động lồng ghép trong quá trình chỉ đạo, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM với nhiệm vụ công tác hội, các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đặc biệt phải xác định những việc phụ nữ có thể làm tốt mà không cần đến nhiều kinh phí, lựa chọn tiêu chí phù hợp, dễ làm để triển khai trước tạo khí thế thi đua trong hội viên; thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt tư tưởng, khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ kịp thời.
Cách làm và những bài học kinh nghiệm của Hội Phụ nữ Thụy Phúc đáng để hội phụ nữ các xã đang tiến hành xây dựng NTM học tập, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế địa phương.
Sau khi được cấp ủy, chính quyền giao nhiệm vụ, Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Thụy Phúc đã phát động và tổ chức cho hội viên ký giao ước thi đua: “Phụ nữ Thụy Phúc chung sức xây dựng NTM”, gắn các nhiệm vụ, phong trào của Hội với từng tiêu chí xây dựng NTM. Ðối với các tiêu chí Quy hoạch và hạ tầng kinh tế - xã hội, Hội trực tiếp vận động 27 hộ gia đình ở thôn Thuyền Ðỗ tự nguyện hiến 375 m2 đất và tường bao, công trình phụ trên đất để mở rộng đường giao thông.
Chị Bùi Thị Quyên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thuyền Ðỗ - người tự nguyện phá dỡ 17 mét tường bao và 1 công trình phụ rồi tự bỏ tiền ra xây mới, tâm sự: “Dù tốn kém, thiệt thòi nhưng đổi lại không chỉ gia đình mình mà nhân dân trong thôn, trong xã có đường bê tông rộng rãi để đi chứ ngày trước đi bằng đường xỉ nhỏ hẹp vừa bẩn vừa hay tai nạn”. Việc làm của gia đình chị Quyên đã khiến các gia đình khác cũng nhiệt tình hiến đất làm đường, ngay cả nhà chùa cũng tự nguyện hiến 74 m2 đất vườn phục vụ mở đường.
100% gia đình hội viên phụ nữ tham gia góp 93.886 m2 đất nông nghiệp và 1,3 tỷ đồng để đào đắp bờ vùng, bờ thửa; 80% phụ nữ tham gia đào đắp bờ vùng, bờ thửa, nhiều người trên 70 tuổi vẫn hăng hái tham gia như các bà Bùi Thị Mây, Nguyễn Thị Bấm, Vũ Thị Nề, Nguyễn Thị Cúc… Ðồng chí Nguyễn Trường Ca, Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết: “Có sự tham gia nhiệt tình, tích cực của các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là phụ nữ nên chỉ sau 23 ngày ra quân, toàn xã đã đào đắp được 41.000 m3 đất làm bờ vùng, bờ thửa”. Các chị cũng là lực lượng chủ yếu tham gia ngày công lao động xã hội chủ nghĩa nạo vét kênh mương, đổ bê tông đường giao thông, thủy lợi nội đồng và đường giao thông nông thôn.
Ðể thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất, Hội Phụ nữ xã chủ động, sáng tạo thực hiện gắn với nhiệm vụ “Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường”, đề ra chỉ tiêu mỗi năm giúp đỡ ít nhất 10 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo. Với cách làm này, hàng năm 100% hộ phụ nữ nghèo được giúp đỡ, đã có 28 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống 2,83%. Ðồng thời tổ chức nhiều lớp chuyển giao KHKT, tập huấn cách sử dụng phân bón, mỗi năm tín chấp cho hội viên mua trả chậm từ 80 - 100 tấn phân bón, nhận vốn vay ủy thác của các ngân hàng cho 201 chị em với số dư 3,071 tỷ đồng. Có vốn, có kiến thức, 300 hội viên phụ nữ đã mạnh dạn tham gia xây dựng thành công cánh đồng mẫu 37 ha trồng cây vụ đông.
Ðồng chí Khúc Thị Dinh, Chủ tịch Hội Phụ nữ Thụy Phúc cho biết: Quá trình tham gia xây dựng NTM tại địa phương, Hội đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm, đó là: luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hội cấp trên, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; đặt công tác tuyên truyền lên hàng đầu để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân; đội ngũ cán bộ hội phải nhiệt tình, tâm huyết, sâu sát cơ sở, có uy tín, kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng và phải gương mẫu đi đầu trong tất cả các phong trào; chủ động lồng ghép trong quá trình chỉ đạo, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM với nhiệm vụ công tác hội, các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đặc biệt phải xác định những việc phụ nữ có thể làm tốt mà không cần đến nhiều kinh phí, lựa chọn tiêu chí phù hợp, dễ làm để triển khai trước tạo khí thế thi đua trong hội viên; thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt tư tưởng, khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ kịp thời.
Cách làm và những bài học kinh nghiệm của Hội Phụ nữ Thụy Phúc đáng để hội phụ nữ các xã đang tiến hành xây dựng NTM học tập, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế địa phương.
Thu Hiền
Nguồn: baothaibinh.com.vn
Nguồn: baothaibinh.com.vn