Bắc Giang: Phát huy vai trò nòng cốt của nông dân trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ bảy - 14/01/2017 06:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Chủ tịch TƯ Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý thăm mô hình trồng cam canh tại Bắc Giang |
Chính vì vậy, các cấp Hội đã tập trung tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, từng bước đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như thông qua việc học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn; thông tin tại các buổi sinh hoạt định kỳ; tọa đàm, hội nghị, tập huấn; sinh hoạt của hơn 2 nghìn câu lạc bộ nông dân...Qua đó, góp phần giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức rõ hơn về mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức xây dựng nông thôn mới; cổ vũ nông dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng; chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới với nhiều việc làm thiết thực.
Đặc biệt, thông qua phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới đã thu hút được đông đảo hội viên, nông dân hưởng ứng ủng hộ hàng trăm tỷ đồng, hàng triệu ngày công, hiến hơn 400 nghìn mét vuông đất làm đường giao thông; làm mới, sửa chữa và nâng cấp hơn 7 nghìn km đường giao thông nông thôn; cứng hóa, nạo vét, nâng cấp gần 4 nghìn km kênh mương nội đồng; xây dựng hơn 270 mô hình điển hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, hơn 50 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Biowish trong chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tích cực hướng dẫn, vận động nông dân thực hiện các chương trình, kế hoạch về đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lạm phát và suy thoái kinh tế. Các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngành chức năng tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị, Quyết định số 74 của UBND tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội… Trên tinh thần đó, hàng năm có hơn 200 nghìn hộ đạt danh hiệu “Gia đình nông dân văn hóa”.
Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao vai trò, của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 các cấp Hội tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như:
Một là, hoạt động của các cấp Hội Nông dân cần bám sát vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thường xuyên đổi mới nội dung, cập nhật thông tin, đa dạng hóa các hình thức hoạt động theo hướng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân; giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn trong sản xuất và đời sống để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Hai là, huy động các nguồn lực để giúp nông dân phát triển kinh tế theo hướng: từ thoát nghèo chuyển sang no đủ và làm giàu. Phối hợp khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất nông nghiệp, tích cực vận động nông dân dồn điền, đổi thửa, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh có khối lượng, chất lượng sản phẩm cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ba là, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức cho người nông dân về: kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá - xã hội, pháp luật, thị trường và hội nhập. Trong đó, trọng tâm là chuyển giao khoa học, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Trước mắt cần làm thí điểm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng chuyên canh lớn, có thế mạnh.
Bốn là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nông dân tại địa bàn dân cư để tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nông dân, làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của xã hội. Tổ chức và nâng cao chất lượng các phong trào nông dân thi đua yêu nước; nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp làm giàu và giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới và tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để hình thành mẫu người nông dân mới, đó là: Yêu nước, yêu chế độ, đoàn kết sáng tạo, hợp tác lao động có kỹ thuật, có kỷ luật, năng suất hiệu quả cao, có nếp sống văn hóa, văn minh, sống trung thực lành mạnh và hài hoà, là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Năm là, xây dựng Hội Nông dân vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và thống nhất về hành động, thực sự là “Trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới”. Tăng cường các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ và dạy nghề cho nông dân. Hội phải đủ mạnh để đại diện cho nông dân, các hiệp hội ngành nghề nông dân trong tham gia đàm phán, xử lý tranh chấp với các đối tác hoặc trong các vụ kiện về kinh tế. Tham gia có hiệu lực, hiệu quả trong tập huấn cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá xuất khẩu. Tích cực tham gia tổ chức hợp tác lao động, xây dựng gia đình văn hoá, thôn, bản làng văn hoá, bảo vệ môi trường sinh thái.
Sáu là, đề nghị cấp ủy tiếp tục quan tâm chỉ đạo UBND các cấp ban hành cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân trực tiếp tham gia thực hiện một số chương trình, đề án phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp theo Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác dạy nghề cho nông dân gắn với tư vấn hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp trực tiếp đến với nông dân nhằm phục vụ sản xuất, tăng thu nhập nâng cao đời sống của nông dân trong tình hình đổi mới hiện nay./.
Theo Leo Thị Lịch/ HND