Bài học của Đan Phượng
- Thứ sáu - 01/05/2015 04:20
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhìn lại chặng đường hơn 4 năm qua, Đan Phượng là địa phương có sự “lột xác” mạnh mẽ nhất sau khi triển khai chương trình xây dựng NTM, từ hệ thống đường giao thông được mở rộng đến nhà cửa được chỉnh trang hay các khu đô thị, khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề quy hoạch khá bài bản… Mảnh đất quê hương của phong trào “Ba đảm đang” nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa nay đã thực sự chuyển mình, trở thành một vành đai xanh lý tưởng ở ven đô. Tính đến hết quý I/2015, Đan Phượng có 13/15 xã đạt chuẩn NTM, còn lại hai xã Hồng Hà và Thọ Xuân đã đạt 14 - 15 tiêu chí, các tiêu chí còn lại đạt 70%. Như vậy, theo Quyết định 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn NTM, huyện Đan Phượng đã đủ điều kiện đề nghị xét công nhận huyện NTM.
Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, huyện Đan Phượng đã đạt được hai kết quả nổi bật. Thứ nhất, về phát triển kinh tế, toàn huyện đã chuyển đổi được trên 700ha đất lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, cây ăn quả… nâng giá trị canh tác nông nghiệp hiện nay đạt từ 160 – 250 triệu đồng/ha. Cùng với đó, huyện tập trung phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ, cụm công nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, toàn huyện có 6 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và trên 500 DN nhỏ và vừa, thu hút khoảng 6.200 lao động. Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,5 triệu đồng/người/năm. Thứ hai, về xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, với cách làm sáng tạo là ứng trước vật tư cho các xã, thị trấn, trong 4 năm qua, huyện Đan Phượng đã đầu tư xây dựng được 6 tuyến đường liên xã, mặt đường rộng từ 13 – 20m và gần 150km đường trục thôn, ngõ, xóm với tổng kinh phí trên 450 tỷ đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm của địa phương, ông Nguyễn Tất Thắng – Bí thư Huyện ủy Đan Phượng cho biết, muốn làm tốt xây dựng NTM, công tác tư tưởng phải đi trước một bước. Theo đó, bắt tay vào xây dựng NTM, huyện đã xác định đây là chương trình trọng điểm nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn suốt nhiệm kỳ 2010 – 2015 và những năm tiếp theo. Bởi vậy, công tác tuyên truyền về xây dựng NTM được huyện quan tâm tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sát đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Bên cạnh đó, theo ông Thắng, xây dựng NTM phải có phương pháp và cách làm phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, không triển khai dàn trải, khuôn mẫu. Phương châm được Huyện ủy, UBND huyện Đan Phượng quán triệt là “Phải xác định ở từng xã, từng tiêu chí, nhóm tiêu chí nào thực hiện trước để vừa giải quyết nhu cầu bức xúc của Nhân dân, vừa tạo ra động lực để thực hiện các tiêu chí tiếp theo phù hợp với khả năng huy động vốn của địa phương”. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Đề án xây dựng NTM, Huyện ủy, UBND huyện Đan Phượng còn phân công lãnh đạo xuống từng xã, thôn để theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các xã và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Mặc dù đã đạt được kết quả rất khả quan, song theo lãnh đạo huyện Đan Phượng, từ nay đến cuối năm, huyện vẫn tiếp tục chỉ đạo rà soát những tiêu chí chưa bền vững tại các xã đã đạt chuẩn NTM, đảm bảo củng cố vững chắc. Đối với hai xã Hồng Hà và Thọ Xuân, phải quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn NTM để đến hết năm 2015 toàn bộ 15/15 xã trên địa bàn đều đạt chuẩn NTM. Rõ ràng, sự quyết liệt, tập trung và cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM của huyện Đan Phượng rất đáng để các địa phương khác trên địa bàn TP học tập, nhân rộng.
Ao môi trường tại xã nông thôn mới Song Phượng, huyện Đan Phượng. Ảnh: Nguyên Bảo |
Chia sẻ về kinh nghiệm của địa phương, ông Nguyễn Tất Thắng – Bí thư Huyện ủy Đan Phượng cho biết, muốn làm tốt xây dựng NTM, công tác tư tưởng phải đi trước một bước. Theo đó, bắt tay vào xây dựng NTM, huyện đã xác định đây là chương trình trọng điểm nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn suốt nhiệm kỳ 2010 – 2015 và những năm tiếp theo. Bởi vậy, công tác tuyên truyền về xây dựng NTM được huyện quan tâm tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sát đối tượng nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Bên cạnh đó, theo ông Thắng, xây dựng NTM phải có phương pháp và cách làm phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, không triển khai dàn trải, khuôn mẫu. Phương châm được Huyện ủy, UBND huyện Đan Phượng quán triệt là “Phải xác định ở từng xã, từng tiêu chí, nhóm tiêu chí nào thực hiện trước để vừa giải quyết nhu cầu bức xúc của Nhân dân, vừa tạo ra động lực để thực hiện các tiêu chí tiếp theo phù hợp với khả năng huy động vốn của địa phương”. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Đề án xây dựng NTM, Huyện ủy, UBND huyện Đan Phượng còn phân công lãnh đạo xuống từng xã, thôn để theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các xã và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Mặc dù đã đạt được kết quả rất khả quan, song theo lãnh đạo huyện Đan Phượng, từ nay đến cuối năm, huyện vẫn tiếp tục chỉ đạo rà soát những tiêu chí chưa bền vững tại các xã đã đạt chuẩn NTM, đảm bảo củng cố vững chắc. Đối với hai xã Hồng Hà và Thọ Xuân, phải quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn NTM để đến hết năm 2015 toàn bộ 15/15 xã trên địa bàn đều đạt chuẩn NTM. Rõ ràng, sự quyết liệt, tập trung và cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM của huyện Đan Phượng rất đáng để các địa phương khác trên địa bàn TP học tập, nhân rộng.
Bảo Nguyên
Theo ktdt.vn
Theo ktdt.vn