Rút ngắn những con đường
Khoảng chục năm trước, khi nhắc tới Bảo Lạc với những địa danh hiểm trở, xa xôi như: Cô Ba, Cốc Pàng, Xuân Trường…, trong tiềm thức người dân Cao Bằng đã hình dung đây là nơi “thâm sơn cùng cốc”. Nhưng giờ thì đường lên các xã này đã được rút ngắn, đường liên thôn bản vẫn gập ghềnh, khúc khuỷu nhưng đã được bê tông hoá đi lại được hai mùa mưa, nắng.
Nói về sự đổi thay này, ông Trương Minh So cho biết: “Bình quân mỗi năm, có 10 tuyến đường huyện và 52 tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên thôn, liên xã được sửa chữa thường xuyên; 9 xã có đường trục xã, liên xã được cứng hóa. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 90% thôn xóm có đường xe máy, 66% thôn xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm”.
Không còn phải “đánh vật” với tuyến đường lầy lội, trơn trượt vào mỗi mùa mưa và dày đặc ổ gà như trước, nhân dân các bản vùng sâu, vùng xa của Bảo Lộc đều rất vui và phấn khởi. “Trước đây chưa có con đường, việc đi lại vất vả, trồng ngô, lúa, nuôi lợn mang xuống được đến chợ cũng mất cả nửa buổi.
Từ ngày có đường mới, việc đi lại của bà con thuận lợi hơn nhiều. Do được giải thích, tuyên truyền nên nhiều chỗ thi công lấn vào đất của không ít gia đình, nhưng bà con vẫn nghiêm chỉnh thực hiện giải phóng mặt bằng, tự nguyện hiến đất để tuyến đường sớm được hoàn thành, đưa vào sử dụng”- ông Mã Văn Hoàn - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Huy Giáp cho hay.
Đồng hành xoá đói giảm nghèo
Quan điểm
Đến nay, hơn 90% số hộ dân trong xã đã làm được nhà khang trang, hơn 70% số hộ có các phương tiện đi lại như xe máy, ô tô. Chúng tôi phấn đấu trong năm nay sẽ hoàn thành 4-5 tiêu chí, nâng tổng số tiêu chí lên 11/19 trong Chương trình NTM ở Huy Giáp”.
Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, với 82% là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng Huy Giáp lại được chọn làm xã điểm xây dựng NTM. Đây là một trong những thách thức đối với địa phương, ông Hoàn cho biết: Xã đã tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích, nguồn giống, đất đai của từng xóm, từ đó đề ra nghị quyết, lồng ghép phát triển cây trúc, loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương; vận động, hỗ trợ người dân giống trúc để trồng và mở rộng diện tích; đồng thời hướng dẫn quy trình chăm sóc, thu hoạch. Đến nay cây trúc đã góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo, cải thiện đáng kể cuộc sống của đồng bào. Trung bình mỗi năm, xã đã bán ra hơn 500 xe ô tô trúc sào. Hộ trồng ít cũng trung bình bán 5 - 10 xe ô tô trúc/năm, nhiều hộ bán 30 - 40 xe/năm. Với giá trung bình 7 triệu đồng/xe, hoặc bán tại nhà máy với giá 50 - 70 nghìn đồng/cây. Nhờ nguồn đầu ra ổn định, đời sống của bà con Huy Giáp khởi sắc hơn trước rất nhiều, có hộ thu nhập được trên 300 triệu đồng/năm.