Biến thách thức thành cơ hội
- Thứ sáu - 15/03/2013 03:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là cơ hội để người dân nông thôn có điều kiện sống tốt và toàn diện hơn. Chính vì vậy, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia NTM còn hạn hẹp, với sự cộng đồng trách nhiệm, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp đồng bộ sát thực và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, quyết tâm biến gian khó, thách thức thành cơ hội...
Lồng ghép các nguồn vốn
Giải pháp được tỉnh ta ưu tiên thực hiện là huy động các nguồn lực và lồng ghép nhiều nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong năm 2012, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình trên 850,3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ trực tiếp chương trình hơn 17 tỷ đồng, thì lồng ghép các nguồn vốn thực hiện trên 798 tỷ đồng, chiếm gần 94% tổng vốn đầu tư. Điều đó chứng tỏ rằng, việc sử dụng lồng ghép các nguồn vốn xây dựng NTM thực sự là giải pháp hữu hiệu, trong chương trình NTM. Nhất là trong xây dựng hạ tầng thiết yếu – khâu đột phá, quan trọng của chương trình. Nhờ thực hiện hiệu quả các nguồn vốn lồng ghép, trong năm 2012, toàn tỉnh đã làm được48km đường liên xã và trục xã, 36km đường thôn, xóm; 25km đường ngõ và 9km đường trục chính nội đồng); kiên cố hóa 11km kênh mương; nạo vét 27km kênh mương, xây dựng, tu bổ sửa chữa, nâng cấp nhiều cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Không ít các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; công trình công cộng, phục vụ dân sinh được xây mới, sửa chữa khang trang, sạch sẽ; hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, những mô hình sản xuất mới được triển khai thực hiện... góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân ở các vùng quê.
Ngoài nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước, các địa phương trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, phát huy nội lực cộng đồng. Thời gian qua, đã có nhiều điểm sáng phong trào nhân dân hiến đất và tài sản trên đất có giá trị lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong năm, toàn tỉnh đã huy động hơn 34 tỷ đồng vốn các tổ chức, cá nhân đóng góp bằng tiền công lao động, tiền mặt, nguyên vật liệu... để xây dựng NTM.
Tại huyện Điện Biên, trong năm 2012, từ các nguồn vốn lồng ghép đầu tư, nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được sửa chữa, xây mới, trong đó có sự đóng góp từ phía người dân và doanh nghiệp tại địa phương. Nhất là tại Thanh Chăn – xã được Ban Bí thư lựa chọn điểm làm mô hình NTM của vùng Tây Bắc. Ông Lò Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên cho biết: Thời gian qua, huyện đã phát huy sự đóng góp của cộng đồng, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ của Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân đóng góp nhiều hơn, tích cực hơn.
Cơ hội để thành công
Với sự chung tay góp sức của nhân dân và hệ thống chính trị cùng vào cuộc, vừa qua việc sửa đổi 5 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM mà Thủ tướng Chính phủ ban hành, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hơn nữa công tác triển khai xây dựng NTM một cách khoa học, hiệu quả. Các tiêu chí được sửa đổi đó là: tiêu chí số 7 về chợ nông thôn; tiêu chí số 10 về thu nhập; tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động; tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu chí số 15 về y tế. Đây là thuận lợi mới động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực hơn trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này.
Ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cho biết: Hơn 2 năm triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia NTM, đến nay, toàn tỉnh chưa có xã nào hoàn thành tiêu chí về thu nhập. Bởi theo qui định cũ, để đạt được tiêu chí này, mức thu nhập bình quân đầu người bằng 1,3 lần mức bình quân chung của tỉnh thì với các xã vùng nông thôn khó mà đạt được. Về tiêu chí cơ cấu lao động, mặc dù hiện nay, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nhiều xã còn chiếm trên 80% song mỗi khi đến mùa vụ, các địa phương này vẫn lâm vào tình trạng thiếu lao động. Chính vì vậy, việc Chính phủ sửa đổi tiêu chí cơ cấu lao động thành tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là hoàn toàn phù hợp...
Với tổng nguồn vốn lồng ghép thực hiện chương trình hơn 252 tỷ đồng trong năm 2013, tỉnh ta tập trung đầu tư toàn diện theo các nội dung xây dựng nông thôn mới gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa xã hội môi trường, củng cố hệ thống tổ chức chính trị và giữ vững an ninh trật tự xã hội đối với các xã đã được các huyện lựa chọn thực hiện. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hình thành mối liên kết giữa nông dân, các nhà khoa học, doanh nghiệp, để tạo tiền đề thúc đẩy phát triển sản xuất tăng thu nhập cho nông dân.
Giải pháp được tỉnh ta ưu tiên thực hiện là huy động các nguồn lực và lồng ghép nhiều nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong năm 2012, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình trên 850,3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ trực tiếp chương trình hơn 17 tỷ đồng, thì lồng ghép các nguồn vốn thực hiện trên 798 tỷ đồng, chiếm gần 94% tổng vốn đầu tư. Điều đó chứng tỏ rằng, việc sử dụng lồng ghép các nguồn vốn xây dựng NTM thực sự là giải pháp hữu hiệu, trong chương trình NTM. Nhất là trong xây dựng hạ tầng thiết yếu – khâu đột phá, quan trọng của chương trình. Nhờ thực hiện hiệu quả các nguồn vốn lồng ghép, trong năm 2012, toàn tỉnh đã làm được48km đường liên xã và trục xã, 36km đường thôn, xóm; 25km đường ngõ và 9km đường trục chính nội đồng); kiên cố hóa 11km kênh mương; nạo vét 27km kênh mương, xây dựng, tu bổ sửa chữa, nâng cấp nhiều cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Không ít các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường; công trình công cộng, phục vụ dân sinh được xây mới, sửa chữa khang trang, sạch sẽ; hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, những mô hình sản xuất mới được triển khai thực hiện... góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân ở các vùng quê.
Nông dân xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo chuyển đổi diện tích trồng lúa nương sang trồng cà phê, nâng cao thu nhập.
Ngoài nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước, các địa phương trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, phát huy nội lực cộng đồng. Thời gian qua, đã có nhiều điểm sáng phong trào nhân dân hiến đất và tài sản trên đất có giá trị lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong năm, toàn tỉnh đã huy động hơn 34 tỷ đồng vốn các tổ chức, cá nhân đóng góp bằng tiền công lao động, tiền mặt, nguyên vật liệu... để xây dựng NTM.
Tại huyện Điện Biên, trong năm 2012, từ các nguồn vốn lồng ghép đầu tư, nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được sửa chữa, xây mới, trong đó có sự đóng góp từ phía người dân và doanh nghiệp tại địa phương. Nhất là tại Thanh Chăn – xã được Ban Bí thư lựa chọn điểm làm mô hình NTM của vùng Tây Bắc. Ông Lò Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên cho biết: Thời gian qua, huyện đã phát huy sự đóng góp của cộng đồng, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ của Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân đóng góp nhiều hơn, tích cực hơn.
Cơ hội để thành công
Với sự chung tay góp sức của nhân dân và hệ thống chính trị cùng vào cuộc, vừa qua việc sửa đổi 5 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về NTM mà Thủ tướng Chính phủ ban hành, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hơn nữa công tác triển khai xây dựng NTM một cách khoa học, hiệu quả. Các tiêu chí được sửa đổi đó là: tiêu chí số 7 về chợ nông thôn; tiêu chí số 10 về thu nhập; tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động; tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu chí số 15 về y tế. Đây là thuận lợi mới động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực hơn trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này.
Ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cho biết: Hơn 2 năm triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia NTM, đến nay, toàn tỉnh chưa có xã nào hoàn thành tiêu chí về thu nhập. Bởi theo qui định cũ, để đạt được tiêu chí này, mức thu nhập bình quân đầu người bằng 1,3 lần mức bình quân chung của tỉnh thì với các xã vùng nông thôn khó mà đạt được. Về tiêu chí cơ cấu lao động, mặc dù hiện nay, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nhiều xã còn chiếm trên 80% song mỗi khi đến mùa vụ, các địa phương này vẫn lâm vào tình trạng thiếu lao động. Chính vì vậy, việc Chính phủ sửa đổi tiêu chí cơ cấu lao động thành tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là hoàn toàn phù hợp...
Với tổng nguồn vốn lồng ghép thực hiện chương trình hơn 252 tỷ đồng trong năm 2013, tỉnh ta tập trung đầu tư toàn diện theo các nội dung xây dựng nông thôn mới gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa xã hội môi trường, củng cố hệ thống tổ chức chính trị và giữ vững an ninh trật tự xã hội đối với các xã đã được các huyện lựa chọn thực hiện. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hình thành mối liên kết giữa nông dân, các nhà khoa học, doanh nghiệp, để tạo tiền đề thúc đẩy phát triển sản xuất tăng thu nhập cho nông dân.
Theo baodienbienphu.info.vn