Bình Thuận đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Bình Thuận đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Trong chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015, tỉnh Bình Thuận phấn đấu giải quyết việc làm cho 120 nghìn lao động, bình quân 24 nghìn người/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 4% và đến năm 2015 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 55%. Theo đó, tỉnh sẽ tổ chức dạy nghề cho khoảng 102 nghìn người, trong đó hơn 70% là lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển...


Giáo viên Trung tâm Dạy nghề Bắc Tuy Phong (Bình Thuận) hướng dẫn nghề sửa chữa điện cho học viên.
 

 

























Trước mắt, năm 2012, tỉnh đào tạo nghề cho khoảng 15.500 người; trong đó, có 12.800 lao động nông thôn. Ðể đạt được mục tiêu trên, tỉnh Bình Thuận yêu cầu các địa phương, các ngành liên quan và cơ sở dạy nghề cần khảo sát thực tế, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyển sinh đào tạo ngành, nghề sát hợp với nhu cầu thị trường lao động. Các cấp, các ngành liên kết, phối hợp tổ chức các lớp lưu động đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn; chú ý các ngành, nghề, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công mỹ nghệ...; gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp để đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc cho người lao động. Nâng cao chất lượng dạy nghề, quan tâm đào tạo những ngành, nghề thật sự gắn kết với nhu cầu việc làm của địa phương, bảo đảm sau khi đào tạo người lao động có việc làm phù hợp và ổn định, tránh lãng phí.

  Tỉnh Long An xác định từ nay đến năm 2015 tập trung xây dựng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, với tiêu chí phát huy tối đa lợi thế so sánh các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống phù hợp điều kiện tự nhiên; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để tập trung nâng cao chất lượng  nông  sản, tăng hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ; phát triển ngành, nghề nông thôn, sử dụng hiệu quả đất đai, nguồn nước, tận dụng lao động nông nhàn; nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Tỉnh Long An tập trung đầu tư phát triển các vùng trồng lúa hàng hóa chất lượng cao. Tổ chức các mô hình HTX, tổ hợp tác, các hiệp hội nghề, ngành hàng trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông sản; triển khai các mô hình liên kết "bốn nhà" có hiệu quả. Tập trung chọn một số điểm đại diện vùng sinh thái nông nghiệp để xây dựng mô hình HTX kiểu mẫu với nội dung trọng tâm là nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ nông dân. Từng bước khắc phục tình trạng "được mùa mất giá", với các biện pháp hợp lý, tiến tới ổn định đầu ra, giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Nâng cao chất lượng nông sản bằng các biện pháp đồng bộ về công tác giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, và ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các mô hình chuỗi sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... Ðồng thời, bảo tồn và phát triển một số nghề, làng nghề truyền thống, phát triển một số ngành, nghề mới đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tăng cường các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới.

Theo nhandan.org.vn