Bộ Nội vụ tăng cường kiểm tra công tác cán bộ
- Thứ ba - 02/07/2019 03:49
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 26/6, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã ký ban hành Kế hoạch số 2835/KH-BNV về kiểm tra công tác cán bộ năm 2019 đối với một số cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và cá nhân có liên quan.
Mục đích kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, đề xuất nêu gương người tốt, việc tốt đối với các tập thể, cá nhân; đánh giá đúng công tác cán bộ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh, chính xác các vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ, bảo đảm công tác cán bộ được thực hiện đúng quy định. Góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
09 nội dung kiểm tra công tác cán bộ
Thứ nhất, kiểm tra công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức, gồm: việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức và tổ chức thi tuyển, xét tuyển để tuyển dụng cán bộ; việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức và việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức.
Thứ hai, kiểm tra công tác đánh giá công chức, viên chức và người lao động, bao gồm việc thực hiện nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động; việc cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá công chức, viên chức và người lao động. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động. Trình tự, thủ tục đánh giá hàng năm; trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, khi kết thúc thời hạn luân chuyển, biệt phái.
Thứ ba, kiểm tra về công tác quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý với các nội dung như: rà soát, thẩm định cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, uy tín cán bộ, công chức, viên chức trước khi quy hoạch.Việc quy hoạch gắn với luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ tư, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và theo chức đanh; việc bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; việc chuẩn hoá trình độ, kiến thức cho công chức, viên chức đương chức và cán bộ, công chức, viên chức dự nguồn trong quy hoạch; việc thực hiện chế độ học tập, bồi dưỡng hằng năm đối với công chức, viên chức.
Thứ năm, kiểm tra công tác bổ nhiệm, gồm các nội dung: việc thực hiện nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm; việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý; điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm.
Thứ sáu, kiểm tra công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm: việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức; việc theo dõi, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức khi điều động, luân chuyển và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sau điều động, luân chuyển.
Thứ bảy, kiểm tra việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, bao gồm: về trách nhiệm của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân người đúng đầu trong phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; về trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp khi xảy ra vi phạm; việc xây dựng vá tổ chức thực hiện các quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ tám, kiểm tra việc thực hiện chính sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như: thực hiện chính sách về lương, thưởng, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; việc bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch công chức, viên chức.
Thứ chín, kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ: việc rà soát, thẩm tra, xác minh, thẩm định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện công tác cán bộ đối với nguời có vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay.
Xử lý nghiêm minh vi phạm
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Cán sự đảng, Thanh tra Bộ và Vụ Công chức – Viên chức tiến hành kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Bộ và của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
Đặc biệt, khi phát hiện tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác cán bộ phải tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự đảng và Bộ trưởng về thực hiện công tác cán bộ trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách./.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm công tác cán bộ
09 nội dung kiểm tra công tác cán bộ
Thứ nhất, kiểm tra công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức, gồm: việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức và tổ chức thi tuyển, xét tuyển để tuyển dụng cán bộ; việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức và việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận, tuyển dụng công chức, viên chức.
Thứ hai, kiểm tra công tác đánh giá công chức, viên chức và người lao động, bao gồm việc thực hiện nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động; việc cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá công chức, viên chức và người lao động. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động. Trình tự, thủ tục đánh giá hàng năm; trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, khi kết thúc thời hạn luân chuyển, biệt phái.
Thứ ba, kiểm tra về công tác quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý với các nội dung như: rà soát, thẩm định cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, uy tín cán bộ, công chức, viên chức trước khi quy hoạch.Việc quy hoạch gắn với luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ tư, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và theo chức đanh; việc bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; việc chuẩn hoá trình độ, kiến thức cho công chức, viên chức đương chức và cán bộ, công chức, viên chức dự nguồn trong quy hoạch; việc thực hiện chế độ học tập, bồi dưỡng hằng năm đối với công chức, viên chức.
Thứ năm, kiểm tra công tác bổ nhiệm, gồm các nội dung: việc thực hiện nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm; việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thi tuyển để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý; điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm.
Thứ sáu, kiểm tra công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm: việc bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức; việc theo dõi, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức khi điều động, luân chuyển và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sau điều động, luân chuyển.
Thứ bảy, kiểm tra việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, bao gồm: về trách nhiệm của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân người đúng đầu trong phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; về trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp khi xảy ra vi phạm; việc xây dựng vá tổ chức thực hiện các quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ tám, kiểm tra việc thực hiện chính sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như: thực hiện chính sách về lương, thưởng, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; việc bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch công chức, viên chức.
Thứ chín, kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ: việc rà soát, thẩm tra, xác minh, thẩm định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện công tác cán bộ đối với nguời có vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay.
Xử lý nghiêm minh vi phạm
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Cán sự đảng, Thanh tra Bộ và Vụ Công chức – Viên chức tiến hành kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Bộ và của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
Đặc biệt, khi phát hiện tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác cán bộ phải tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự đảng và Bộ trưởng về thực hiện công tác cán bộ trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách./.
Thanh Tuấn/https://www.moha.gov.vn