Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát: Khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- Chủ nhật - 08/11/2015 05:54
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
QĐND - Từ một quốc gia thường xuyên phải nhập khẩu lương thực, sau công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, nền nông nghiệp đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Giờ đây, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng ấy vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn, thách thức từ nội tại của ngành nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đã có buổi trò chuyện với phóng viên Báo Quân đội nhân dân xung quanh vấn đề này.
Xóa đói, giảm nghèo nhanh
Phóng viên (PV): Thưa Bộ trưởng, ông có thể phác họa những nét chính về thành tựu của ngành nông nghiệp trong 70 năm qua?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tôi cho rằng, những thành tựu mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp 70 năm qua là rất to lớn. Trước hết, đó là làm thay đổi vị thế của người nông dân từ những người làm thuê, những người nghèo đói sang vị thế của những người làm chủ, có ruộng đất, có tư liệu sản xuất được áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa ngày càng hiệu quả hơn và đã có cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp của nước ta từ một nền sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, hiệu quả thấp, tự cung tự cấp đã chuyển mạnh sang một nền sản xuất hàng hóa áp dụng khoa học kỹ thuật, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và có nhiều mặt hàng chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, đem lại thu nhập cho nông dân và cho đất nước.
Thứ ba, bộ mặt nông thôn nước ta đã có những thay đổi rất căn bản. Điều kiện về ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, cũng như đời sống tinh thần của nông dân đã có những bước tiến vượt bậc. Đói nghèo đã giảm đi rất nhanh, ngày nay gần như không còn hộ đói và việc giảm nghèo là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, yếu tố chính dẫn đến thành công ngày hôm nay của ngành nông nghiệp là do đã thực hiện đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Vậy xin Bộ trưởng cho biết, những năm qua, ngành nông nghiệp đã thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Vâng! Thực hiện lời Bác Hồ dạy, trong những năm qua, những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp luôn cố gắng hết mình. Tôi cho rằng, để cống hiến có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp trước hết phải có tấm lòng, tấm lòng với nông dân, tấm lòng với đất nước. Ở đất nước ta, đa số nông dân là những người có nguồn lực rất ít và khả năng kinh tế cũng rất hạn chế. Vì thế, để phát triển nông nghiệp, rất cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đảng, của Nhà nước. Trong suốt 70 năm vừa qua, chính sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với các đoàn thể hỗ trợ nông dân đã giúp cho nông nghiệp nước ta phát triển, cải thiện nhanh đời sống nông dân và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc.
PV: Từ các phong trào thi đua do Bộ NN&PTNT chủ trì thực hiện, trong đó có hai phong trào nổi bật nhất là “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và phong trào “Toàn ngành chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành”, Bộ trưởng có đánh giá gì về hai phong trào này cho đến thời điểm hiện tại?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tôi nghĩ rằng, bài học lớn rút ra trong nông nghiệp đó là phải dựa vào nhân dân. Tái cơ cấu nông nghiệp cũng như xây dựng nông thôn mới là những phong trào của nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân. Vì thế, chúng ta cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến để nhân dân nhận thấy rõ và chủ động, tích cực tham gia. Chỉ khi người dân chủ động, tích cực tham gia thì những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra mới trở thành hiện thực một cách có hiệu quả.
Phát triển doanh nghiệp là khâu đột phá
PV: Xin Bộ trưởng chia sẻ thêm về những tồn tại, bất cập của ngành nông nghiệp hiện nay?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Những tồn tại lớn nhất của nền nông nghiệp nước ta là khả năng cạnh tranh và hiệu quả của một số loại nông sản chưa cao; nông nghiệp phát triển kém bền vững; thu nhập của nông dân còn thấp, ở một số vùng tỷ lệ hộ nghèo còn cao; chênh lệch về thu nhập và đời sống giữa nhiều vùng nông thôn và thành thị còn lớn. Mặt khác, cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất, kỹ thuật của ngành ở nhiều nơi còn thấp kém; ô nhiễm môi trường, suy thoái về đất đai, nguồn nước tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi làm cho ngành nông nghiệp phát triển kém bền vững.
PV: Trong thời gian tới, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo như thế nào để vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, vừa hướng nông nghiệp theo tư duy của thị trường như lời Bộ trưởng đã từng nói?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Chúng tôi nhận thấy rằng, ngành nông nghiệp đã làm khá tốt về khâu kỹ thuật, nhưng về khâu tổ chức sản xuất thì chưa ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Chính vì thế, trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, chúng tôi xác định, tổ chức lại sản xuất là một trong những trụ cột và phát triển doanh nghiệp là khâu đột phá. Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo tất cả các cơ quan chức năng của bộ tập trung vào việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nghị quyết của Chính phủ về tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, liên kết với nông dân hình thành các chuỗi sản xuất, góp phần làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển một cách có hiệu quả hơn, bền vững hơn.
PV: Thưa Bộ trưởng, vậy tới đây bộ có cơ chế đột phá nào để huy động thêm nguồn lực, cả số lượng lẫn chất lượng doanh nghiệp, không chỉ là các doanh nghiệp nhỏ mà có cả các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, để tăng sức cạnh tranh?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Chúng tôi xác định, phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là khâu đột phá để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Chính vì thế, trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã tập trung chỉ đạo các cơ quan thuộc bộ rà soát tất cả các khâu, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, đối với công tác thủ tục hành chính, chúng tôi chỉ đạo phải rà soát, loại bỏ, đơn giản hóa, giảm đến mức tối thiểu chi phí về thời gian, công sức, về tiền bạc cho hoạt động của các doanh nghiệp. Cùng với đó, sẽ thúc đẩy ứng dụng công nghệ tin học, rà soát các loại phí, lệ phí để chuẩn bị thực hiện theo tinh thần của luật mà Quốc hội sẽ ban hành; đẩy nhanh việc thực hiện các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; phối hợp cùng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) xây dựng hệ thống hải quan một cửa, kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng, làm minh bạch hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Phóng viên (PV): Thưa Bộ trưởng, ông có thể phác họa những nét chính về thành tựu của ngành nông nghiệp trong 70 năm qua?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tôi cho rằng, những thành tựu mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp 70 năm qua là rất to lớn. Trước hết, đó là làm thay đổi vị thế của người nông dân từ những người làm thuê, những người nghèo đói sang vị thế của những người làm chủ, có ruộng đất, có tư liệu sản xuất được áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hóa ngày càng hiệu quả hơn và đã có cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp của nước ta từ một nền sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, hiệu quả thấp, tự cung tự cấp đã chuyển mạnh sang một nền sản xuất hàng hóa áp dụng khoa học kỹ thuật, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và có nhiều mặt hàng chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, đem lại thu nhập cho nông dân và cho đất nước.
Thứ ba, bộ mặt nông thôn nước ta đã có những thay đổi rất căn bản. Điều kiện về ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, cũng như đời sống tinh thần của nông dân đã có những bước tiến vượt bậc. Đói nghèo đã giảm đi rất nhanh, ngày nay gần như không còn hộ đói và việc giảm nghèo là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, yếu tố chính dẫn đến thành công ngày hôm nay của ngành nông nghiệp là do đã thực hiện đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Vậy xin Bộ trưởng cho biết, những năm qua, ngành nông nghiệp đã thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Vâng! Thực hiện lời Bác Hồ dạy, trong những năm qua, những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp luôn cố gắng hết mình. Tôi cho rằng, để cống hiến có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp trước hết phải có tấm lòng, tấm lòng với nông dân, tấm lòng với đất nước. Ở đất nước ta, đa số nông dân là những người có nguồn lực rất ít và khả năng kinh tế cũng rất hạn chế. Vì thế, để phát triển nông nghiệp, rất cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đảng, của Nhà nước. Trong suốt 70 năm vừa qua, chính sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với các đoàn thể hỗ trợ nông dân đã giúp cho nông nghiệp nước ta phát triển, cải thiện nhanh đời sống nông dân và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc.
PV: Từ các phong trào thi đua do Bộ NN&PTNT chủ trì thực hiện, trong đó có hai phong trào nổi bật nhất là “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và phong trào “Toàn ngành chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành”, Bộ trưởng có đánh giá gì về hai phong trào này cho đến thời điểm hiện tại?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tôi nghĩ rằng, bài học lớn rút ra trong nông nghiệp đó là phải dựa vào nhân dân. Tái cơ cấu nông nghiệp cũng như xây dựng nông thôn mới là những phong trào của nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân. Vì thế, chúng ta cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến để nhân dân nhận thấy rõ và chủ động, tích cực tham gia. Chỉ khi người dân chủ động, tích cực tham gia thì những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra mới trở thành hiện thực một cách có hiệu quả.
Phát triển doanh nghiệp là khâu đột phá
PV: Xin Bộ trưởng chia sẻ thêm về những tồn tại, bất cập của ngành nông nghiệp hiện nay?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Những tồn tại lớn nhất của nền nông nghiệp nước ta là khả năng cạnh tranh và hiệu quả của một số loại nông sản chưa cao; nông nghiệp phát triển kém bền vững; thu nhập của nông dân còn thấp, ở một số vùng tỷ lệ hộ nghèo còn cao; chênh lệch về thu nhập và đời sống giữa nhiều vùng nông thôn và thành thị còn lớn. Mặt khác, cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất, kỹ thuật của ngành ở nhiều nơi còn thấp kém; ô nhiễm môi trường, suy thoái về đất đai, nguồn nước tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi làm cho ngành nông nghiệp phát triển kém bền vững.
PV: Trong thời gian tới, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo như thế nào để vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, vừa hướng nông nghiệp theo tư duy của thị trường như lời Bộ trưởng đã từng nói?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Chúng tôi nhận thấy rằng, ngành nông nghiệp đã làm khá tốt về khâu kỹ thuật, nhưng về khâu tổ chức sản xuất thì chưa ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Chính vì thế, trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, chúng tôi xác định, tổ chức lại sản xuất là một trong những trụ cột và phát triển doanh nghiệp là khâu đột phá. Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo tất cả các cơ quan chức năng của bộ tập trung vào việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nghị quyết của Chính phủ về tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, liên kết với nông dân hình thành các chuỗi sản xuất, góp phần làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển một cách có hiệu quả hơn, bền vững hơn.
PV: Thưa Bộ trưởng, vậy tới đây bộ có cơ chế đột phá nào để huy động thêm nguồn lực, cả số lượng lẫn chất lượng doanh nghiệp, không chỉ là các doanh nghiệp nhỏ mà có cả các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, để tăng sức cạnh tranh?
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Chúng tôi xác định, phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là khâu đột phá để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Chính vì thế, trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã tập trung chỉ đạo các cơ quan thuộc bộ rà soát tất cả các khâu, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, đối với công tác thủ tục hành chính, chúng tôi chỉ đạo phải rà soát, loại bỏ, đơn giản hóa, giảm đến mức tối thiểu chi phí về thời gian, công sức, về tiền bạc cho hoạt động của các doanh nghiệp. Cùng với đó, sẽ thúc đẩy ứng dụng công nghệ tin học, rà soát các loại phí, lệ phí để chuẩn bị thực hiện theo tinh thần của luật mà Quốc hội sẽ ban hành; đẩy nhanh việc thực hiện các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; phối hợp cùng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) xây dựng hệ thống hải quan một cửa, kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng, làm minh bạch hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
NGUYỄN KIỂM (thực hiện)
theo qdnd.vn
theo qdnd.vn