Bốn đột phá của nông nghiệp, nông thôn
- Thứ ba - 31/03/2015 10:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đột phá về đổi mới tư duy, trong đó có việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại (CNH - HĐH) hóa ở nước ta để ngày càng phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta mà đi đầu là CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Do vậy, những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm ở đây là, phải nhận thức như thế nào về CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện đất nước hội nhập với vô vàn thách thức; chúng ta đã đặt người nông dân và đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đúng vị trí chưa? Tuy nhiên, sau 30 năm đổi mới, chúng ta mới nhìn nhận lại để sửa chữa những thiếu sót và dành sự quan tâm lớn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân thì đã thật sự là muộn, thế nhưng, muộn còn hơn không. Điều cốt lõi lúc này là, chúng ta cần phải dành sự quan tâm cho khu vực này ở bốn vấn đề.
Đột phá từ quy hoạch
Cần nhanh chóng có quyết sách đột phá khâu công tác quy hoạch, quản lý việc tích tụ tập trung, sử dụng hiệu quả đất đai nông nghiệp cả nước theo hướng hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị hoá. Nếu lấy, phải tính tới chi phí cơ hội giữa đất trồng lúa, đất đồi gò và đất hoang hoá cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Nghiên cứu ban hành sắc thuế đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đủ mạnh để ngăn chặn việc lấy đất trồng lúa làm công nghiệp và đô thị hoá quá dễ dãi như hiện nay.
Cùng với đó cần đổi mới, hoàn thiện quan điểm về chính sách “đền bù” đất nông nghiệp cho hợp lý, sát với thực tế hơn. Nên hiểu “đền bù” không đơn giản là chi một khoản tiền nhất định. Đây là sự triệt tiêu kế sinh nhai, phương thức canh tác, cho dù lạc hậu đi nữa. Hơn nữa, nó còn thể hiện thái độ, trách nhiệm của xã hội, Chính phủ và DN về các mặt tổ chức kinh tế, xã hội, việc làm và đời sống cho người dân. Bắt buộc phải có phương án đền bù hợp lý và bố trí công ăn việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân. Khuyến khích DN sử dụng lao động tại địa phương, ví dụ, nếu sử dụng từ 100 lao động tại chỗ được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề. Về nguyên tắc, đền bù thoả đáng và cân bằng giữa các lợi ích Nhà nước - DN - nông dân. Giả định mức giá đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất là 1; DN sau khi lấy đất, chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng hạ tầng đô thị - dịch vụ đem đấu thầu cho các nhà đầu tư thứ cấp với mức giá là 20; Nhà nước sẽ dùng công cụ thuế và phí điều tiết lại thu nhập, có thể, theo công thức 4:5:11, tức Nhà nước hưởng 4 phần, nông dân hưởng 5 phần, DN hưởng 11 phần trong toàn bộ mức chênh lệch giá (tổng mức tăng giá).
Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
Chúng ta phải đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Để làm điều đó, cần chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao, sử dụng các tiến bộ KHCN trong nông nghiệp, nhất là công nghệ cao và công nghệ sinh học. CNH- HĐH nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hoá…vào chăn nuôi, trồng trọt; hơn thế, còn cần thay đổi bản thân quy trình và công nghệ, quy luật sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng bệnh. Các nước như Đài Loan, Israen, Đức, Nhật Bản là những ví dụ thực tế cho thấy, hiệu quả đem lại của nền nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao không thua kém so với nền công nghiệp công nghệ cao.
Để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, trước tiên chúng ta cần tập trung giải quyết các khâu vốn và thị trường đầu ra. Đương nhiên, quy mô kinh tế hộ không có khả năng giải quyết những vấn đề này, mà chỉ có thể là những DN hay tổ chức kinh tế có tiềm lực. Thứ nữa, cần lựa chọn bước đi và loại hình công nghệ cao cho phù hợp với điều kiện của ta. Cuối cùng, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Đột phá thương hiệu từ sản phẩm chất lượng cao
Chúng ta cần xây thương hiệu trên nền tảng sản phẩm chất lượng cao để từ đó có sức cạnh tranh với hàng hóa nông sản thế giới. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu phải bắt đầu từ DN, việc xây dựng thương hiệu nổi lên vai trò của “bốn nhà”, trong đó, Nhà nước hoạch định chính sách là hết sức quan trọng, với những quy định của pháp luật và bảo vệ thương hiệu để hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu Việt.
Tuy nhiên, Nhà nước không thể làm thay DN, các nhà khoa học cũng rất quan trọng trong việc tạo ra những giống mới, đưa vào những quy trình sản xuất, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, bảo quản chế biến nông sản.
Người nông dân là chủ thể quan trọng tạo ra hạt gạo nhưng với tình trạng sản xuất manh mún như hiện nay rất khó tự mình xây dựng thương hiệu. Điều đó đặt ra vai trò của DN là gắn đầu ra của xuất khẩu với thị trường trong nước, bởi DN hiểu hơn ai hết những yêu cầu, những tín hiệu thị trường. Ví dụ như, trong việc xây dựng thương hiệu gạo, có hai vấn đề được đặt ra khi bàn đến chất lượng hạt gạo VN đó là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phẩm chất của hạt gạo. Muốn vậy, phải thay đổi tư duy của người nông dân bằng cách định hướng trồng trọt và quan trọng nhất là phải bao tiêu đầu ra cho nông dân, đảm bảo thu nhập.
Hiện tại, Đồng Tháp có DN tư nhân Cỏ May đã nghĩ đến việc tạo ra nhãn hiệu, hình ảnh đặc trưng riêng cho từng sản phẩm. Được biết, DN này đã đầu tư 5 triệu USD cho dự án này bao gồm xây dựng nhà máy chế biến mới được xem là hiện đại nhất hiện nay với quy trình đạt chuẩn HACCP. Trong nhà máy này có hệ thống máy tách màu để loại bỏ những hạt gạo không đủ tiêu chuẩn trước khi đóng gói. Đồng thời, đầu tư chi phí cũng như hỗ trợ nông dân sử dụng bộ giống thuần chủng để canh tác trên những cánh đồng lớn, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến để cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó mà hiện tại các sản phẩm mới theo mùa mang thương hiệu Nosavina với nhãn hàng đặc trưng như Lài - Đông Xuân, Sen-Hè Thu, Cúc-Thu Đông đang được tiêu thụ mạnh tại TP HCM và được XK sang thị trường Singapore và mở hướng sang các thị trường tiềm năng Malaysia, châu Mỹ, châu Âu.
Đột phá... nguồn vốn
Hiện nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp vẫn còn chưa xứng với tiềm năng, chưa tạo ra bước đột phá mạnh trong phát triển nông thôn. Trong giai đoạn 2004 – 2013, tổng vốn đầu tư của nhà nước cho khu vực nông nghiệp, nông thôn khoảng hơn 718.000 tỷ đồng, bằng 48,5% tổng vốn đầu tư phát triển cả nước. Đó là chưa kể tới, nguồn vốn đầu tư còn khá dàn trải, thiếu trọng tâm. Do vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần phải xác định đúng trọng điểm cần hỗ trợ, hỗ trợ đủ liều lượng và sử dụng hỗ trợ hiệu quả. Nên xã hội hoá và đa dạng hoá các nguồn lực hỗ trợ, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ sát sao, bảo đảm hỗ trợ đến đúng đối tượng, nhất là có nghiệm thu hiệu quả, tiếp nhận từ chính người được thụ hưởng (nông dân và các địa phương). Nên tập trung hỗ trợ cho phát triển hạ tầng kỹ thuật và thuỷ lợi, mở mang giao thông nông thôn; đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch lao động nông thôn; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; trợ cấp cho điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp; trợ cấp chi trả cho các chương trình môi trường để hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị, vận chuyển trong nước và quốc tế... Hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị thông qua các chương trình “điện - đường - trường - trạm”... cũng cần được chú ý, hiện khoảng cách này ở nước ta đang có xu hướng gia tăng (xấp xỉ 2, 6 lần so với Trung Quốc 3, 6 lần).
CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi để nông dân, DN nông nghiệp, các nhà khoa học có liên kết chặt chẽ, phấn đấu vì một nền nông nghiệp VN công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, phát triển hiệu quả và bền vững.
Đột phá từ quy hoạch
Cần nhanh chóng có quyết sách đột phá khâu công tác quy hoạch, quản lý việc tích tụ tập trung, sử dụng hiệu quả đất đai nông nghiệp cả nước theo hướng hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị hoá. Nếu lấy, phải tính tới chi phí cơ hội giữa đất trồng lúa, đất đồi gò và đất hoang hoá cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Nghiên cứu ban hành sắc thuế đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đủ mạnh để ngăn chặn việc lấy đất trồng lúa làm công nghiệp và đô thị hoá quá dễ dãi như hiện nay.
Cùng với đó cần đổi mới, hoàn thiện quan điểm về chính sách “đền bù” đất nông nghiệp cho hợp lý, sát với thực tế hơn. Nên hiểu “đền bù” không đơn giản là chi một khoản tiền nhất định. Đây là sự triệt tiêu kế sinh nhai, phương thức canh tác, cho dù lạc hậu đi nữa. Hơn nữa, nó còn thể hiện thái độ, trách nhiệm của xã hội, Chính phủ và DN về các mặt tổ chức kinh tế, xã hội, việc làm và đời sống cho người dân. Bắt buộc phải có phương án đền bù hợp lý và bố trí công ăn việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân. Khuyến khích DN sử dụng lao động tại địa phương, ví dụ, nếu sử dụng từ 100 lao động tại chỗ được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề. Về nguyên tắc, đền bù thoả đáng và cân bằng giữa các lợi ích Nhà nước - DN - nông dân. Giả định mức giá đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất là 1; DN sau khi lấy đất, chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng hạ tầng đô thị - dịch vụ đem đấu thầu cho các nhà đầu tư thứ cấp với mức giá là 20; Nhà nước sẽ dùng công cụ thuế và phí điều tiết lại thu nhập, có thể, theo công thức 4:5:11, tức Nhà nước hưởng 4 phần, nông dân hưởng 5 phần, DN hưởng 11 phần trong toàn bộ mức chênh lệch giá (tổng mức tăng giá).
Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn
Chúng ta phải đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Để làm điều đó, cần chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao, sử dụng các tiến bộ KHCN trong nông nghiệp, nhất là công nghệ cao và công nghệ sinh học. CNH- HĐH nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hoá…vào chăn nuôi, trồng trọt; hơn thế, còn cần thay đổi bản thân quy trình và công nghệ, quy luật sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng bệnh. Các nước như Đài Loan, Israen, Đức, Nhật Bản là những ví dụ thực tế cho thấy, hiệu quả đem lại của nền nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao không thua kém so với nền công nghiệp công nghệ cao.
Để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, trước tiên chúng ta cần tập trung giải quyết các khâu vốn và thị trường đầu ra. Đương nhiên, quy mô kinh tế hộ không có khả năng giải quyết những vấn đề này, mà chỉ có thể là những DN hay tổ chức kinh tế có tiềm lực. Thứ nữa, cần lựa chọn bước đi và loại hình công nghệ cao cho phù hợp với điều kiện của ta. Cuối cùng, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Đột phá thương hiệu từ sản phẩm chất lượng cao
Chúng ta cần xây thương hiệu trên nền tảng sản phẩm chất lượng cao để từ đó có sức cạnh tranh với hàng hóa nông sản thế giới. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu phải bắt đầu từ DN, việc xây dựng thương hiệu nổi lên vai trò của “bốn nhà”, trong đó, Nhà nước hoạch định chính sách là hết sức quan trọng, với những quy định của pháp luật và bảo vệ thương hiệu để hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu Việt.
Tuy nhiên, Nhà nước không thể làm thay DN, các nhà khoa học cũng rất quan trọng trong việc tạo ra những giống mới, đưa vào những quy trình sản xuất, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, bảo quản chế biến nông sản.
Người nông dân là chủ thể quan trọng tạo ra hạt gạo nhưng với tình trạng sản xuất manh mún như hiện nay rất khó tự mình xây dựng thương hiệu. Điều đó đặt ra vai trò của DN là gắn đầu ra của xuất khẩu với thị trường trong nước, bởi DN hiểu hơn ai hết những yêu cầu, những tín hiệu thị trường. Ví dụ như, trong việc xây dựng thương hiệu gạo, có hai vấn đề được đặt ra khi bàn đến chất lượng hạt gạo VN đó là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phẩm chất của hạt gạo. Muốn vậy, phải thay đổi tư duy của người nông dân bằng cách định hướng trồng trọt và quan trọng nhất là phải bao tiêu đầu ra cho nông dân, đảm bảo thu nhập.
Hiện tại, Đồng Tháp có DN tư nhân Cỏ May đã nghĩ đến việc tạo ra nhãn hiệu, hình ảnh đặc trưng riêng cho từng sản phẩm. Được biết, DN này đã đầu tư 5 triệu USD cho dự án này bao gồm xây dựng nhà máy chế biến mới được xem là hiện đại nhất hiện nay với quy trình đạt chuẩn HACCP. Trong nhà máy này có hệ thống máy tách màu để loại bỏ những hạt gạo không đủ tiêu chuẩn trước khi đóng gói. Đồng thời, đầu tư chi phí cũng như hỗ trợ nông dân sử dụng bộ giống thuần chủng để canh tác trên những cánh đồng lớn, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến để cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó mà hiện tại các sản phẩm mới theo mùa mang thương hiệu Nosavina với nhãn hàng đặc trưng như Lài - Đông Xuân, Sen-Hè Thu, Cúc-Thu Đông đang được tiêu thụ mạnh tại TP HCM và được XK sang thị trường Singapore và mở hướng sang các thị trường tiềm năng Malaysia, châu Mỹ, châu Âu.
Đột phá... nguồn vốn
Từ thời kỳ đổi mới đến nay, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp vào khoảng 4,5%/năm, xóa đói giảm nghèo đạt khoảng 2%/năm, đóng góp cho GDP khoảng 20%/năm, góp vào kim ngạch xuất khẩu khoảng 24-30% /năm. |
CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi để nông dân, DN nông nghiệp, các nhà khoa học có liên kết chặt chẽ, phấn đấu vì một nền nông nghiệp VN công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, phát triển hiệu quả và bền vững.
GS TS Phùng Hữu Phú
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương,
Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới
theo dddn
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương,
Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới
theo dddn