Bước chuyển về chất và lượng trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ bảy - 03/09/2016 05:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Mặc dù ngân sách T.ư hỗ trợ có hạn nhưng các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực từ ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn tín dụng, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của người dân. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng lên. Quyền và vai trò làm chủ của nhân dân được đề cao. Đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện.
Theo báo cáo của BCĐ 800 tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 31 xã đạt 19 tiêu chí, năm 2016 phấn đấu có thêm 12 xã đạt chuẩn NTM. Số tiêu chí NTM bình quân của các xã trong tỉnh đạt 11,77 tiêu chí/xã. Có 101/191 xã hoàn thành cắm mốc quy hoạch. Có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả tăng thu nhập cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới cả tỉnh còn 24,38%, riêng khu vực nông thôn 28,56%. Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2016 ước đạt 1.500 tỷ đồng.
Về xây dựng hạ tầng, đây là nội dung được các xã quan tâm và triển khai thực hiện nhiều nhất, chủ yếu là đường giao thông thôn, xóm, trường học, nhà văn hóa… Đa số các xã huy động nhân dân góp ngày công hoặc hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng, thể hiện rõ sự làm chủ của người dân trong xây dựng NTM.
Hợp Kim (Kim Bôi) là 1 trong 12 xã phấn đấu về đích NTM năm 2016. Xác định đây là cơ hội để phát triển, xã tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM đến đông đảo nhân dân, đồng thời đưa các kế hoạch, lộ trình của xã vào các cuộc họp thôn, xã để cán bộ và người dân tham gia đóng góp ý kiến và nắm bắt được các nội dung, tiêu chí của chương trình. Vừa qua, để cứng hoá đường giao thông nội đồng thôn Mến Bôi đạt tiêu chí về giao thông với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp ngày công lao động hiến đất hoàn thành tuyến đường nội đồng, tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá. Hiện xã đã hoàn thiện các thủ tục đầu tư cho xây dựng nhà văn hoá trung tâm xã ở thôn Mến Bôi, xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn và chuẩn bị khởi công xây dựng các công trình này.
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững là điều kiện tiên quyết trong xây dựng NTM. Do đó, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung cao nhất cho phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hoá chủ lực, tích cực chuyển dịch giống cây trồng có năng suất đem lại thu nhập cao, xây dựng nhiều mô hình mới, nhân rộng các mô hình hiệu quả, hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh có giá trị kinh tế cao như vùng rau hữu cơ, nuôi bò sữa, lợn thương phẩm ở huyện Lương Sơn; phát triển cây có múi ở Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ... Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, tăng sản lượng và giá trị để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống nông dân. Mặt khác, hình thành các mô hình tổ chức phù hợp và chuỗi liên kết sản xuất để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá trị. Đến nay, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất sản xuất bình quân đạt trên 114 triệu đồng, Sản xuất nông nghiệp ngày càng thể hiện vai trò “trụ đỡ” cho sự phát triển bền vững KT-XH của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Xây dựng NTM cần quá trình lâu dài và chắc chắn còn nhiều khó khăn. Điều đó cần sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của người dân. Những kết quả bước đầu đạt được chính là kinh nghiệm để tỉnh tiếp tục phát huy tính dân chủ, đoàn kết, huy động sức mạnh tập thể từ người dân, huy động mọi nguồn lực, tạo tiền đề vững chắc trong công cuộc xây dựng NTM. Đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, đồng thời là nền tảng để bảo đảm sự phát triển bền vững KT-XH của tỉnh.
Thực tiễn công tác xây dựng NTM thời gian qua chỉ ra, ở đâu các nguồn lực được huy động và sử dụng có hiệu quả thì ở đó chương trình xây dựng NTM thu được nhiều kết quả tích cực. Do vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội, các lực lượng, qua đó tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện xây dựng NTM. Coi trọng việc lồng ghép nguồn vốn thuộc chương trình với nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện ủng hộ và tham gia xây dựng các công trình NTM trên địa bàn thôn, xã. Coi trọng công tác quản lý, giám sát gắn với thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong sử dụng các nguồn lực xây dựng NTM, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh mọi biểu hiện tiêu cực, lãng phí trong xây dựng NTM.
Về xây dựng hạ tầng, đây là nội dung được các xã quan tâm và triển khai thực hiện nhiều nhất, chủ yếu là đường giao thông thôn, xóm, trường học, nhà văn hóa… Đa số các xã huy động nhân dân góp ngày công hoặc hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng, thể hiện rõ sự làm chủ của người dân trong xây dựng NTM.
Hợp Kim (Kim Bôi) là 1 trong 12 xã phấn đấu về đích NTM năm 2016. Xác định đây là cơ hội để phát triển, xã tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM đến đông đảo nhân dân, đồng thời đưa các kế hoạch, lộ trình của xã vào các cuộc họp thôn, xã để cán bộ và người dân tham gia đóng góp ý kiến và nắm bắt được các nội dung, tiêu chí của chương trình. Vừa qua, để cứng hoá đường giao thông nội đồng thôn Mến Bôi đạt tiêu chí về giao thông với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp ngày công lao động hiến đất hoàn thành tuyến đường nội đồng, tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá. Hiện xã đã hoàn thiện các thủ tục đầu tư cho xây dựng nhà văn hoá trung tâm xã ở thôn Mến Bôi, xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn và chuẩn bị khởi công xây dựng các công trình này.
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững là điều kiện tiên quyết trong xây dựng NTM. Do đó, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung cao nhất cho phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hoá chủ lực, tích cực chuyển dịch giống cây trồng có năng suất đem lại thu nhập cao, xây dựng nhiều mô hình mới, nhân rộng các mô hình hiệu quả, hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh có giá trị kinh tế cao như vùng rau hữu cơ, nuôi bò sữa, lợn thương phẩm ở huyện Lương Sơn; phát triển cây có múi ở Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ... Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, tăng sản lượng và giá trị để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống nông dân. Mặt khác, hình thành các mô hình tổ chức phù hợp và chuỗi liên kết sản xuất để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá trị. Đến nay, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất sản xuất bình quân đạt trên 114 triệu đồng, Sản xuất nông nghiệp ngày càng thể hiện vai trò “trụ đỡ” cho sự phát triển bền vững KT-XH của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Xây dựng NTM cần quá trình lâu dài và chắc chắn còn nhiều khó khăn. Điều đó cần sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của người dân. Những kết quả bước đầu đạt được chính là kinh nghiệm để tỉnh tiếp tục phát huy tính dân chủ, đoàn kết, huy động sức mạnh tập thể từ người dân, huy động mọi nguồn lực, tạo tiền đề vững chắc trong công cuộc xây dựng NTM. Đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, đồng thời là nền tảng để bảo đảm sự phát triển bền vững KT-XH của tỉnh.
Thực tiễn công tác xây dựng NTM thời gian qua chỉ ra, ở đâu các nguồn lực được huy động và sử dụng có hiệu quả thì ở đó chương trình xây dựng NTM thu được nhiều kết quả tích cực. Do vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội, các lực lượng, qua đó tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện xây dựng NTM. Coi trọng việc lồng ghép nguồn vốn thuộc chương trình với nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện ủng hộ và tham gia xây dựng các công trình NTM trên địa bàn thôn, xã. Coi trọng công tác quản lý, giám sát gắn với thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong sử dụng các nguồn lực xây dựng NTM, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh mọi biểu hiện tiêu cực, lãng phí trong xây dựng NTM.
Theo Đinh Thắng/baohoabinh.com.vn