Cà Mau: Xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn
- Thứ năm - 13/08/2015 03:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nguồn vốn phát triển kinh tế hạn hẹp
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn ra đời đã làm chuyển biến, nâng cao nhận thức trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị và người dân; nâng cao vai trò chủ thể và vị thế của người dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần xây dựng hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn gặp không ít khó khăn. Cà Mau cũng là một trong những tỉnh như thế.
Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau bà con nông dân đang cố gắng thực hiện nông thôn mới, thoát nghèo nhờ vào đất rừng nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Cả xã đã thí điểm 10 hộ gia đình xây dựng nông thôn mới, trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái nhưng chỉ có 3 hộ là nên hình, nên thể nhưng chính những gia đình ấy cũng gặp vô vàn khó khăn về vốn. Để tiếp cận vốn với người dân, họ chỉ trông chờ vào nguồn tiền từ ngân hàng.
Trong khi đó, tăng thu nhập để thay đổi để diện mạo nông thôn mới chính là nguồn thu nhập của người dân thì người dân lại không tiếp cận được nguồn vốn để phát triển sản xuất, thâm canh cây trồng, vật nuôi.
Ông Nguyễn Phương Nam – PGĐ công ty TNHH MTV U Minh Hạ tâm sự bà con nông dân ở đây muốn vay vốn để trồng rừng khi được công ty giao đất, giao rừng theo NĐ 01/CP nay là nghị định 135/2005/ND-CP nhưng họ chỉ vay được vài chục triệu, con số này chẳng thấm tháp gì để cải tạo, đắp đê bao rừng nhiễm phèn để trồng cây chàm cừ và cây keo lai, ke lá tượng. Vì thế, bà con nông dân hầu như vẫn ngùng phát triển vì nguồn vốn bị bó hẹp.
Trong khi đó, tại Cà Mau, bà con nông dân chủ yếu thâm canh trên đất rừng. Đất tại tỉnh chủ yếu là rừng ngập mặn và ngập phèn nên bà con không phát triển được cây lúa, cây ăn rái và các loại hoa màu khác.
Cùng với đó, việc phát triển nuôi tôm sinh thái cũng có nhiều khó khăn, bà con làm ăn manh mún, chưa có đầu ra cho sản phẩm, giá cả bấp bênh khiến mà con không mặn mà với sản xuất, không tăng thu nhập thì họ cũng không nhiệt huyết trong xây dựng nông thôn mới, huy động xã hội hóa từ người dân.
Chưa đồng bộ giữa quy hoạch và thực tế
Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh nhà diễn ra chậm và không huy động được nguồn xã hội hóa từ nhân dân. Một mặt do đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, mặt khác do nhiều văn bản của địa phương quy định phát triển nông thôn mới còn xa với thực tế. Các địa phương chỉ ưu tiên cắm mốc giới đối với các công trình, phân khu chức năng chuẩn bị triển khai thực hiện, chưa có điều kiện triển khai đồng bộ. Tiêu chí để công nhận nông thôn mới cao quá so với thực tế nên toàn tỉnh dự kiến đến năm 2015 chỉ có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong số 23 xã này cũng chật vật khó khăn, chồng chất khó khăn.
Cụ thể, theo một số văn bản mới quy định tiêu chuẩn đạt các tiêu chí NTM gây ra rất nhiều khó khăn cho địa phương trong việc thực hiện. Điển hình như Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh ra ngày 13/7/2012, ban hành tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, thời gian đăng ký xây dựng và xét công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” là 2 năm trở lên (công nhận lần đầu) và 5 năm trở lên (công nhận lại), vì vậy một số xã đã đạt chuẩn trước đây phải tiến hành đăng ký lại và phải đạt chuẩn 5 năm liên tục kể từ ngày công nhận lần trước mới được công nhận lại, do đó tiêu chí này rất khó thực hiện.
Ông Đoàn Văn Bình – Phó trưởng ban chỉ đạo Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Cà Mâu cho biết trong thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới chỉ tập trung cao cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường chưa thật sự được quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức, chưa có chuyển biến rõ nét, chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp với các xã, huyện, tỉnh có điểm xuất phát thấp, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Một số tiêu chí cơ bản còn đạt tỷ lệ thấp, tiêu chí giao thông có 8,54% xã đạt chuẩn, tiêu chí sơ sở vật chất văn hóa có 10,98 %, tiêu chí văn hóa 20,73%, tiêu chí môi trường 28,05 %.