Cả nước có 34 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
- Thứ hai - 13/11/2017 04:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
- Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, tính đến hết tháng 09/2017, cả nước đã có gần 2.750 xã (30,75%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 13,87 tiêu chí/xã; có 34 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 19 huyện so với cuối năm 2015)…
Kết quả đạt được
Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay Chương trình đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và đi vào chiều sâu. Bên cạnh những con số đạt được nói trên, một trong những thành công của Chương trình, là hầu hết các địa phương đã có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức triển khai; bộ máy tham mưu giúp việc đồng bộ, thống nhất xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương; người dân và cộng đồng ngày càng hiểu rõ lợi ích và tích cực tham gia hơn vào xây dựng nông thôn mới.
Cả nước đã có gần 2.750 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Xác định phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn, nhiều Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh đã phối hợp với các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các đơn vị có liên quan, tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thành công các mô hình về liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, bước đầu đã đem lại hiệu quả.
Điển hình các chương trình, như: nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, theo chuỗi liên kết (Hà Nam, Lâm Đồng); ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, hiệu quả cao (Đồng Nai, Tây Ninh); mô hình nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, như tại: TX. Đông Triều (Quảng Ninh); huyện Hoa Lư (Ninh Bình); huyện Phong Điền (Cần Thơ)...
Chương trình nông thôn mới cũng góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần người dân nông thôn. Nhiều hình thức văn hóa, văn nghệ dân gian được khôi phục (các chiếu Chèo ở Thái Bình, các đội kèn đồng của huyện Hải Hậu, Nam Định, các câu lạc bộ đờn ca tài tử ở Đồng bằng sông Cửu Long...); những lễ hội văn hóa lành mạnh, như: Lễ hội hoa tam giác mạch (Hà Giang), Lễ hội hoa ban (Điện Biên)... được hình thành và phát triển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy các mô hình xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...
Bên cạnh đó, việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được xác định là phù hợp hơn với điều kiện thực tế, trong đó có nhóm tiêu chí bắt buộc (phát triển sản xuất, môi trường, an sinh xã hội…) và nhóm tiêu chí áp dụng linh hoạt (tiêu chí về cơ sở hạ tầng), nên nhận được sự đồng thuận cao.
Đến nay, có 19/63 tỉnh, thành phố chủ động ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới của địa phương để cụ thể hoá Bộ tiêu chí quốc gia. Nhiều huyện, xã bắt đầu thực hiện theo tiêu chí mới của giai đoạn 2016-2020.
Khắc phục khó khăn để nối tiếp thành công
Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, một số nhiệm vụ liên quan đến nguồn lực được triển khai chậm, như: nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn giai đoạn 2016-2020. Hơn nữa, tiến độ giải ngân năm 2016 và phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2017 của các địa phương cũng khá chậm trễ.
Đặc biệt, nhiều nội dung thành phần chưa được các địa phương quan tâm bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện. Chẳng hạn, năm 2016, các địa phương mới bố trí được 1% tổng vốn được giao để thực hiện nội dung đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ phát triển hợp tác xã; 3,3% thực hiện nội dung vệ sinh môi trường nông thôn...
Theo Văn phòng Điều phối, nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do một số văn bản hướng dẫn từ Trung ương chậm ban hành.
Cụ thể, về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn giai đoạn 2016-2020; hướng dẫn tiêu chí của 3 bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp); hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán vốn sự nghiệp của Bộ Tài chính; kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Văn phòng Điều phối cấp tỉnh... Do đó, các địa phương thiếu cơ sở pháp lý để phân bổ vốn cũng như lúng túng trong việc bố trí nguồn lực cụ thể để triển khai các nội dung thành phần của chương trình.
Bên cạnh đó, quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công đối với các dự án đầu tư còn nhiều bất cập nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ phê duyệt, giao vốn thực hiện các dự án đầu tư của các địa phương.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, dự kiến năm 2017, cả nước huy động được khoảng gần 223.000 tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, ngân sách trung ương là 8.000 tỷ đồng (chiếm 3,2%).
Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, mục tiêu đặt ra là, đến hết năm 2017, cả nước phấn đấu có ít nhất 31% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 5% so với năm 2016; có ít nhất 38 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng thêm ít nhất 8 huyện được công nhận đạt chuẩn trong năm 2017; số tiêu chí bình quân/xã cả nước tăng thêm tối thiểu 1 tiêu chí/xã so với năm 2016.
Vì vậy, trong thời gian tới, Văn phòng Điều phối sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cả định kỳ và đột xuất. Trong đó, tập trung vào kiểm tra tình hình phân bổ và sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2017, tiến độ và giải pháp xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản của các địa phương cũng như điều tra, đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới...
Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, thông qua các hình thức lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, tăng cường các hình thức xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao.
Đặc biệt, các địa phương cần công khai các khoản đóng góp của dân theo nguyên tắc tự nguyện để tăng nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, tập trung ở những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn.
Triển khai một số mô hình sản xuất cụ thể theo hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy nhanh công tác chuẩn bị và triển khai Đề án thí điểm “Hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017-2019”.
Các Văn phòng điều phối cấp tỉnh tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 ở các cấp; Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới theo nội dung chương trình mới đã được phê duyệt. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới./.
Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay Chương trình đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và đi vào chiều sâu. Bên cạnh những con số đạt được nói trên, một trong những thành công của Chương trình, là hầu hết các địa phương đã có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức triển khai; bộ máy tham mưu giúp việc đồng bộ, thống nhất xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương; người dân và cộng đồng ngày càng hiểu rõ lợi ích và tích cực tham gia hơn vào xây dựng nông thôn mới.
Cả nước đã có gần 2.750 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
Xác định phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn, nhiều Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh đã phối hợp với các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các đơn vị có liên quan, tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thành công các mô hình về liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, bước đầu đã đem lại hiệu quả.
Điển hình các chương trình, như: nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, theo chuỗi liên kết (Hà Nam, Lâm Đồng); ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, hiệu quả cao (Đồng Nai, Tây Ninh); mô hình nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, như tại: TX. Đông Triều (Quảng Ninh); huyện Hoa Lư (Ninh Bình); huyện Phong Điền (Cần Thơ)...
Chương trình nông thôn mới cũng góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần người dân nông thôn. Nhiều hình thức văn hóa, văn nghệ dân gian được khôi phục (các chiếu Chèo ở Thái Bình, các đội kèn đồng của huyện Hải Hậu, Nam Định, các câu lạc bộ đờn ca tài tử ở Đồng bằng sông Cửu Long...); những lễ hội văn hóa lành mạnh, như: Lễ hội hoa tam giác mạch (Hà Giang), Lễ hội hoa ban (Điện Biên)... được hình thành và phát triển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy các mô hình xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...
Bên cạnh đó, việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được xác định là phù hợp hơn với điều kiện thực tế, trong đó có nhóm tiêu chí bắt buộc (phát triển sản xuất, môi trường, an sinh xã hội…) và nhóm tiêu chí áp dụng linh hoạt (tiêu chí về cơ sở hạ tầng), nên nhận được sự đồng thuận cao.
Đến nay, có 19/63 tỉnh, thành phố chủ động ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới của địa phương để cụ thể hoá Bộ tiêu chí quốc gia. Nhiều huyện, xã bắt đầu thực hiện theo tiêu chí mới của giai đoạn 2016-2020.
Khắc phục khó khăn để nối tiếp thành công
Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, một số nhiệm vụ liên quan đến nguồn lực được triển khai chậm, như: nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn giai đoạn 2016-2020. Hơn nữa, tiến độ giải ngân năm 2016 và phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2017 của các địa phương cũng khá chậm trễ.
Đặc biệt, nhiều nội dung thành phần chưa được các địa phương quan tâm bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện. Chẳng hạn, năm 2016, các địa phương mới bố trí được 1% tổng vốn được giao để thực hiện nội dung đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ phát triển hợp tác xã; 3,3% thực hiện nội dung vệ sinh môi trường nông thôn...
Theo Văn phòng Điều phối, nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do một số văn bản hướng dẫn từ Trung ương chậm ban hành.
Cụ thể, về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn giai đoạn 2016-2020; hướng dẫn tiêu chí của 3 bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp); hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán vốn sự nghiệp của Bộ Tài chính; kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Văn phòng Điều phối cấp tỉnh... Do đó, các địa phương thiếu cơ sở pháp lý để phân bổ vốn cũng như lúng túng trong việc bố trí nguồn lực cụ thể để triển khai các nội dung thành phần của chương trình.
Bên cạnh đó, quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công đối với các dự án đầu tư còn nhiều bất cập nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ phê duyệt, giao vốn thực hiện các dự án đầu tư của các địa phương.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, dự kiến năm 2017, cả nước huy động được khoảng gần 223.000 tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, ngân sách trung ương là 8.000 tỷ đồng (chiếm 3,2%).
Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, mục tiêu đặt ra là, đến hết năm 2017, cả nước phấn đấu có ít nhất 31% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 5% so với năm 2016; có ít nhất 38 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng thêm ít nhất 8 huyện được công nhận đạt chuẩn trong năm 2017; số tiêu chí bình quân/xã cả nước tăng thêm tối thiểu 1 tiêu chí/xã so với năm 2016.
Vì vậy, trong thời gian tới, Văn phòng Điều phối sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới cả định kỳ và đột xuất. Trong đó, tập trung vào kiểm tra tình hình phân bổ và sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2017, tiến độ và giải pháp xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản của các địa phương cũng như điều tra, đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới...
Ngoài ra, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, thông qua các hình thức lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, tăng cường các hình thức xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao.
Đặc biệt, các địa phương cần công khai các khoản đóng góp của dân theo nguyên tắc tự nguyện để tăng nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, tập trung ở những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn.
Triển khai một số mô hình sản xuất cụ thể theo hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy nhanh công tác chuẩn bị và triển khai Đề án thí điểm “Hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017-2019”.
Các Văn phòng điều phối cấp tỉnh tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 ở các cấp; Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới theo nội dung chương trình mới đã được phê duyệt. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới./.
Lê Vân
http://kinhtevadubao.vn
http://kinhtevadubao.vn