Các dự án giao thông vùng đồng bào dân tộc Trăn trở tiến độ giải ngân
- Thứ năm - 11/06/2015 22:21
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đổi thay từ những con đường
Là một trong những địa phương nằm xa trung tâm TP, xã Ba Vì, huyện Ba Vì là nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Hàng trăm năm qua, đồng bào dân tộc Mường (chiếm trên 90% tổng số người dân tộc của huyện Ba Vì) vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông. Việc đi lại khó khăn từng là rào cản lớn đối với phát triển kinh tế, cũng như cuộc sống của đồng bào nơi đây.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khi đường nối các thôn, làng nằm lưng chừng núi với dưới xuôi được xây dựng, hoàn thiện, người dân đã mạnh dạn mở rộng sản xuất trồng, chế biến cây thuốc và chăn nuôi góp phần cải thiện cuộc sống.
Chị Trần Thị Hiền (thôn Yên Sơn, xã Ba Vì), hiện kinh doanh tạp hóa chia sẻ, nếu như trước đây, về dưới xuôi lấy hàng phải mất cả buổi, thì nay đường “đẹp”, lại có xe máy, đi chừng một giờ đồng hồ là tới nơi. Hai đứa trẻ nhà chị cũng không còn phải đến trường trên những con đường ngập ngụa bùn đất những ngày trời mưa như trước đây. Ông Lý Văn Phủ – Trưởng thôn Yên Sơn phấn khởi, 3 năm qua, thôn được hỗ trợ hàng tỷ đồng bê tông hóa trên 5km đường giao thông. Vốn đầu tư trong 3 năm nhưng bằng cả 30 năm trước cộng lại…
Tại các xã Đông Xuân (Quốc Oai), Tiến Xuân (Thạch Thất), nơi tập trung đông đồng bào dân tộc sống ven tỉnh lộ 429, cũng dễ dàng nhận thấy nhiều nét đổi thay. Nếu như 7 - 8 năm trước, khi tuyến đường chưa được cải tạo, nâng cấp, nhà dân rất thưa thớt, thậm chí, như lời ông Bùi Hiền Lương – Trưởng thôn Đồng Âm, xã Đông Xuân kể, nhiều người không dám ra ngoài buổi tối vì đường quá vắng vẻ! Cả làng thường tắt đèn… đi ngủ từ 8 - 9 giờ tối, giờ đường mới khang trang, một số đoạn đã có đèn chiếu sáng. Ven đường, nhà dân ngày một đông. Bên cạnh nghề nông, họ mở thêm cửa hàng kinh doanh, buôn bán nâng cao đời sống.
Khó đảm bảo tiến độ?
Không chỉ giúp việc đi lại của người dân ngày một dễ dàng, giao thương thuận lợi, những con đường như mang cả nhịp sống sôi động góp phần cải thiện cuộc sống cho cư dân vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô. Dù vậy, lãnh đạo một số địa phương vẫn còn những trăn trở, bởi không ít dự án giao thông trên địa bàn các xã này hiện còn dang dở, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân. Đơn cử như, dự án cầu Ái Nàng, xã An Phú (huyện Mỹ Đức), dự án đường liên xã Đông Xuân - Phú Mãn (huyện Quốc Oai),…
Nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô, năm 2015, TP tiếp tục bố trí vốn cho việc thực hiện 17 dự án giao thông. Trong đó, có 4 dự án đầu tư mới và 13 dự án chuyển tiếp (những dự án dang dở từ năm 2014). Tuy nhiên, điều đáng nói là dù đã được bố trí vốn nhưng việc đầu tư xây dựng các dự án này lại đang bị chậm so với tiến độ. Sở dĩ vậy là do quá trình giải ngân được thực hiện quá chậm! Theo thông tin từ Sở KH&ĐT, tiến độ giải ngân của 5 huyện có các dự án được đầu tư mới và chuyển tiếp (từ năm 2014) tính đến cuối tháng 5 mới đạt khoảng… 9%.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà - Trưởng phòng Nghiệp vụ 1 (Ban Dân tộc TP Hà Nội) cho biết, không chỉ riêng đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, tình trạng giải ngân chậm đang khiến nhiều dự án văn hóa - xã hội, giáo dục - y tế rơi vào tình trạng dang dở. Cụ thể, trong tổng số 65 dự án mới được cấp kinh phí thực hiện trong năm 2015 thì đến nay, mới chỉ có 16 dự án được khởi công. Đặc biệt, cả 4 dự án giao thông mới đều chưa được khởi công! Về nguyên nhân của việc chậm tiến độ, bà Hà lý giải, chủ yếu là do các địa phương tiến hành thủ tục đấu thầu quá chậm. “Ban Dân tộc TP đang đôn đốc các địa phương tập trung cho công tác này; phấn đấu hoàn thành đấu thầu, chậm nhất là trong tháng 6/2015…” - bà Hà cho biết.
Dù vậy, với tốc độ giải ngân khá chậm như hiện nay, mục tiêu trên sẽ khó có thể hoàn thành nếu như không có sự vào cuộc thực sự quyết liệt, khẩn trương từ các sở, ban, ngành liên quan, đặc biệt là các địa phương được thụ hưởng dự án đầu tư.
Là một trong những địa phương nằm xa trung tâm TP, xã Ba Vì, huyện Ba Vì là nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Hàng trăm năm qua, đồng bào dân tộc Mường (chiếm trên 90% tổng số người dân tộc của huyện Ba Vì) vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông. Việc đi lại khó khăn từng là rào cản lớn đối với phát triển kinh tế, cũng như cuộc sống của đồng bào nơi đây.
Đường liên thôn xã Ba Vì, huyện Ba Vì được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp. |
Chị Trần Thị Hiền (thôn Yên Sơn, xã Ba Vì), hiện kinh doanh tạp hóa chia sẻ, nếu như trước đây, về dưới xuôi lấy hàng phải mất cả buổi, thì nay đường “đẹp”, lại có xe máy, đi chừng một giờ đồng hồ là tới nơi. Hai đứa trẻ nhà chị cũng không còn phải đến trường trên những con đường ngập ngụa bùn đất những ngày trời mưa như trước đây. Ông Lý Văn Phủ – Trưởng thôn Yên Sơn phấn khởi, 3 năm qua, thôn được hỗ trợ hàng tỷ đồng bê tông hóa trên 5km đường giao thông. Vốn đầu tư trong 3 năm nhưng bằng cả 30 năm trước cộng lại…
Tại các xã Đông Xuân (Quốc Oai), Tiến Xuân (Thạch Thất), nơi tập trung đông đồng bào dân tộc sống ven tỉnh lộ 429, cũng dễ dàng nhận thấy nhiều nét đổi thay. Nếu như 7 - 8 năm trước, khi tuyến đường chưa được cải tạo, nâng cấp, nhà dân rất thưa thớt, thậm chí, như lời ông Bùi Hiền Lương – Trưởng thôn Đồng Âm, xã Đông Xuân kể, nhiều người không dám ra ngoài buổi tối vì đường quá vắng vẻ! Cả làng thường tắt đèn… đi ngủ từ 8 - 9 giờ tối, giờ đường mới khang trang, một số đoạn đã có đèn chiếu sáng. Ven đường, nhà dân ngày một đông. Bên cạnh nghề nông, họ mở thêm cửa hàng kinh doanh, buôn bán nâng cao đời sống.
Khó đảm bảo tiến độ?
Liên quan tới tiến độ thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch 166 được giao kế hoạch vốn năm 2015, mới đây, TP đã có văn bản yêu cầu UBND 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo 100% các dự án được khởi công xây dựng trước ngày 30/6; phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng trước ngày 31/12. |
Không chỉ giúp việc đi lại của người dân ngày một dễ dàng, giao thương thuận lợi, những con đường như mang cả nhịp sống sôi động góp phần cải thiện cuộc sống cho cư dân vùng đồng bào dân tộc miền núi của Thủ đô. Dù vậy, lãnh đạo một số địa phương vẫn còn những trăn trở, bởi không ít dự án giao thông trên địa bàn các xã này hiện còn dang dở, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân. Đơn cử như, dự án cầu Ái Nàng, xã An Phú (huyện Mỹ Đức), dự án đường liên xã Đông Xuân - Phú Mãn (huyện Quốc Oai),…
Nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô, năm 2015, TP tiếp tục bố trí vốn cho việc thực hiện 17 dự án giao thông. Trong đó, có 4 dự án đầu tư mới và 13 dự án chuyển tiếp (những dự án dang dở từ năm 2014). Tuy nhiên, điều đáng nói là dù đã được bố trí vốn nhưng việc đầu tư xây dựng các dự án này lại đang bị chậm so với tiến độ. Sở dĩ vậy là do quá trình giải ngân được thực hiện quá chậm! Theo thông tin từ Sở KH&ĐT, tiến độ giải ngân của 5 huyện có các dự án được đầu tư mới và chuyển tiếp (từ năm 2014) tính đến cuối tháng 5 mới đạt khoảng… 9%.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà - Trưởng phòng Nghiệp vụ 1 (Ban Dân tộc TP Hà Nội) cho biết, không chỉ riêng đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, tình trạng giải ngân chậm đang khiến nhiều dự án văn hóa - xã hội, giáo dục - y tế rơi vào tình trạng dang dở. Cụ thể, trong tổng số 65 dự án mới được cấp kinh phí thực hiện trong năm 2015 thì đến nay, mới chỉ có 16 dự án được khởi công. Đặc biệt, cả 4 dự án giao thông mới đều chưa được khởi công! Về nguyên nhân của việc chậm tiến độ, bà Hà lý giải, chủ yếu là do các địa phương tiến hành thủ tục đấu thầu quá chậm. “Ban Dân tộc TP đang đôn đốc các địa phương tập trung cho công tác này; phấn đấu hoàn thành đấu thầu, chậm nhất là trong tháng 6/2015…” - bà Hà cho biết.
Dù vậy, với tốc độ giải ngân khá chậm như hiện nay, mục tiêu trên sẽ khó có thể hoàn thành nếu như không có sự vào cuộc thực sự quyết liệt, khẩn trương từ các sở, ban, ngành liên quan, đặc biệt là các địa phương được thụ hưởng dự án đầu tư.
Nguồn: ktdt.vn