Các nước tiểu vùng sông Mê Kông hướng tới nền nông nghiệp bền vững
- Thứ tư - 11/09/2019 03:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
MELA (viết tắt của: The Mekong Rixtension Learning Allience) là liên minh các tổ chức khuyến nông tiểu vùng sông Mê Kông bao gồm 5 nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam.
Hội thảo là nơi để các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm về công tác khuyến nông. |
MELA được khởi xướng bởi đại diện của các nước sông Mê Kông diễn ra tại Hội thảo “Hướng tới hàng triệu người hưởng lợi” do Helvetas phối hợp với GFRAS tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3/2015. MELA đã tổ chức 4 lần Hội thảo tại CHDCND Lào tháng 8/2015, tại Myanmar tháng 6/2016, tại Campuchia tháng 11/2017 và tại Thái Lan tháng 8/2018.
Mục tiêu của MELA là chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm thực tế tốt nhất trong các dịch vụ khuyến nông và tư vấn giữa các quốc gia khu vực sông Mê Kông, các tổ chức liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn.
Nhiệm vụ của MELA là một mạng lưới cho tất cả các bên liên quan phát triển nông nghiệp và nông thôn ở khu vực sông Mê Kông học hỏi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tế tốt nhất trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn nông nghiệp, tiếp thị và phát triển nông thôn bền vững.
Các quốc gia giới thiệu các sản phẩm của mình đến các nước trong khu vực |
Ông Lê Quốc Thanh, Giám Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hàng năm các nước mang đến Hội thảo MELA những kinh nghiệm quý báu nhất, những mô hình thành công nhất để chia sẻ cả về phương pháp lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Hoạt động nông nghiệp cũng như các hoạt động khác là đều không biên giới, cùng hướng đến mục tiêu phục vụ cộng đồng.
Thông qua MELA, Việt Nam đã học được từ phía các nước như Lào, Thái Lan về quản lý cộng đồng trong nông nghiệp sinh thái, tổ chức nông dân, chuỗi liên kết giá trị…
“Trong lần tổ chức thứ 5 này, chúng ta sẽ giới thiệu đến các nước hệ thống khuyến nông hoàn thiện từ Bộ đến tận các thôn bản của Việt Nam mà các nước rất ngưỡng mộ. Thứ hai, chúng ta đã hình thành các mô hình liên kết chuỗi đặc biệt là những sản phẩm quốc gia như cà phê, hồ tiêu… Mặc dù bị áp lực của thị trường, biến đổi khí hậu nhưng các sản phẩm của chúng ta vẫn đứng vững. Từng bước hướng tới sự bền vững và sạch hơn”, ông Thanh nói.
Theo: Lê Khánh/nongnghiep.vn