Cần Thơ phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị, công nghệ cao
- Chủ nhật - 11/11/2012 02:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng sản xuất đa ngành và đa lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được đầu tư, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân được cải thiện... Từ nay đến năm 2015, Cần Thơ phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4,5 đến 5%/năm; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững... Ðể đạt được mục tiêu này, Cần Thơ triển khai đồng bộ các giải pháp: Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phát triển và mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh Lào Cai đang triển khai chương trình khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng tập trung, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường. Tỉnh đề ra năm giải pháp thực hiện; trong đó, tập trung hai khâu then chốt về cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Theo đó, tỉnh chấm dứt việc cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, manh mún, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; chỉ cho phép thực hiện các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để chế biến quặng nghèo, nhằm sử dụng triệt để và tiết kiệm khoáng sản. Hạn chế tối đa xuất khẩu quặng nguyên khai, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế, không xuất khẩu các loại khoáng sản quan trọng. Ðối với công ty liên doanh nước ngoài, chỉ cho phép liên doanh ở khâu chế biến sâu khoáng sản. Thực hiện nghiêm Luật Ðấu thầu khoáng sản để tăng thu ngân sách Nhà nước. Tăng cường củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản, nhất là cán bộ thanh tra, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành khoáng sản... Ðến nay, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch quản lý, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2007- 2015, có xét đến năm 2020; quy hoạch vật liệu xây dựng và bản đồ khoanh vùng khu vực cấm hoạt động khoáng sản tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, tỉnh có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đấu thầu để đầu tư khai thác theo hướng chế biến sâu các loại khoáng sản.
Theo nhandan.org.vn