Cần giải quyết vấn đề rào cản đối với cá da trơn
- Thứ sáu - 19/02/2016 05:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 2015, hàng loạt các vấn đề kỹ thuật đã được 2 bộ giải quyết tích cực như đưa xoài, vải thiều vào Hoa Kỳ; làm việc với Hoa Kỳ về Đạo luật nông trại đối với cá tra; giải quyết cho rau thơm xuất khẩu trở lại thị trường châu Âu…
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam: Xác định mặt hàng chủ lực
Năm 2015, hàng loạt các vấn đề kỹ thuật đã được 2 bộ giải quyết tích cực như đưa xoài, vải thiều vào Hoa Kỳ; làm việc với Hoa Kỳ về Đạo luật nông trại đối với cá tra; giải quyết cho rau thơm xuất khẩu trở lại thị trường châu Âu… Năm 2016, Bộ NNPTNT tập trung vào tháo gỡ thị trường chính và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như; giải quyết vấn đề rào cản đối với cá da trơn; xúc tiến đưa chè vào thị trường Hoa Kỳ bởi đây là thị trường khá tốt và hàng rào cũng không chặt chẽ đối với chè; tập trung xúc tiến thuỷ sản vào châu Âu; Đối với Brazil cần tháo gỡ rào cản cho cà phê, nhất là vấn đề về giá cả; thị trường châu Phi sẽ tập trung vào mặt hàng gạo.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã đồng ý làm cầu nối sang các thị trường này để xúc tiến gạo vào châu Phi với hình thức đổi ngô, hạt điều với gạo theo hình thức xuất khẩu mới thay vì trả bằng ngoại tệ.
Ông Nguyễn Viết Vinh – Tổng thư ký Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam: Kích cầu trong nước giảm phụ thuộc xuất khẩu
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới nhưng chủ yếu xuất khẩu thô, chế biến chỉ chiếm 10%, và tiêu dùng trong nước có 7%. Trong khi mặt hàng cà phê trên các thị trường thế giới được giao dịch như chứng khoán, không cần mặt hàng thật nên cà phê bị thị trường thế giới và các quỹ đầu tư của thế giới chi phối.
Nếu năm 2016 FED tiếp tục tăng lãi suất, giá hàng hoá giảm đi thì cà phê cũng sẽ tiếp tục giảm. Có thời điểm giá cà phê đạt 2.200 USD/tấn nhưng giờ đã xuống 1.350 USD/tấn là quá thấp, hiện kim ngạch xuất khẩu của năm 2015 chỉ đạt 2,67 tỷ USD, tức là đã mất gần 1 tỷ USD. Trong năm 2016, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kích cầu trong nước để giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa: Cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng gần 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng lại ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân do đa phần các mặt hàng xuất khẩu do người dân tham gia vào sản xuất.
Do đó, trong thời gian tới, hai Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn hơn nữa giữa sản xuất và tiêu thụ. Hiện nay, thị trường nội địa hiện đã làm rất tốt và phải đẩy mạnh hơn với các thị trường xuất khẩu. Đối với các tham tán tại các nước, chúng tôi đều lưu ý khi khai thác các thị trường để xuất khẩu các mặt hàng cần ưu tiên tìm đầu ra để tiêu thụ cho các sản phẩm nông - lâm - thủy sản.