Chăn nuôi gia cầm: Để hội nhập phải thay đổi
- Chủ nhật - 27/09/2015 21:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
- Ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, nếu không sớm thay đổi ngành sẽ bị loại khỏi cuộc chơi TPP.
Nhận định trên được ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam chia sẻ tại hội thảo “Tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trước thềm hội nhập TPP” do Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam phối hợp với Cục Chăn nuôi và Viện Chăn nuôi tổ chức ngày 24/9, tại Hà Nội.
Những thách thức lớn
Theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, tổng đàn gia cầm cả nước đạt 328,1 triệu con, trong đó, đàn gà đạt 243 triệu con. Hiện Việt Nam xếp thứ 21 về các quốc gia sản xuất thịt gia cầm trên thế giới và là nước có tổng đàn vịt đứng thứ 2 trên thế giới, thuộc tốp 10 quốc gia có sản lượng thịt và trứng vịt lớn nhất thế giới.
Gia cầm là con vật nuôi có nhiều lợi thế, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, thời gian tới đây khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, Việt Nam sẽ phải đáp ứng được mức tiêu chuẩn cao và phải có độ cam kết sâu xoá bỏ 100% thuế nhập khẩu. Đây là sức ép cạnh tranh lớn với ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Theo ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, cho biết, khi gia nhập TPP ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhà cung cấp nước ngoài khi thuế nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan được cắt giảm và dỡ bỏ. Bởi ngành chăn nuôi của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, đa phần là hình thức chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc vào phần lớn vào việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh tật còn phổ biến, ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém.
Chỉ ra sức cạnh tranh thấp, ông Trúc cho rằng, phần lớn giá các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là điều bất lợi khi chúng ta cạnh tranh trên thị trường. Do sản phẩm phải qua quá nhiều khâu trung gian. Hiện tại, sản xuất chăn nuôi chưa theo chuỗi giá trị mà bị cắt khúc, mỗi công đoạn người sản xuất lại phải tính toán để có một lợi nhuận nhất định nên buộc phải đẩy giá thành lên cao, hiện vào khoảng 18%-20%.
Bên cạnh đó, quy mô sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 23.000 trang trại, ít hơn nhiều so với các quốc gia khác. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu tới 50% nguồn nguyên liệu. Ước tính mỗi năm chúng ta phải nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá trên dưới 3 tỷ USD. Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cá nhập khẩu 90% và khoáng chất, vitamin nhập tới 100%.
Trong vấn đề liên kết chuỗi, TS. Dương Xuân Tuyển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm Vigova, Viện Chăn nuôi cho rằng, việc liên kết sản xuất quá lỏng lẻo, giờ ngành chăn nuôi gia cầm mới chỉ liên kết ngang (giữa các đơn vị, nhà máy với nhau) chứ chưa có liên kết dọc (hệ thống chăn nuôi từ trung ương đến địa phương)...
Ngoài ra, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm. “Chừng nào thịt còn tồn dư kháng sinh, tồn dư các chất tăng trưởng thì chắc chắn chúng ta chưa thể xuất khẩu được. Thậm chí trong hội nhập, chúng ta còn có thể mất ngay cả thị trường nội địa hiện nay”, ông Tuyển chia sẻ.
Tìm lợi thế cạnh tranh để hội nhập
Để nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi gia cầm trước hội nhập TPP, theo TS. Dương Xuân Tuyển, ngành chăn nuôi gia cầm cần tập trung vào con giống, trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng con giống ở sản xuất nông hộ và trang trại. Song song với đó tạo ra hành lang pháp lý các loại giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước; nghiên cứu công nghệ chọn tạo giống và nhập các loại giống tiên tiến trên thế giới để tạo ra bộ giống tốt. Đồng thời, giảm giá thành chăn nuôi thông qua điều chỉnh thuế nhập khẩu nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay.
Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi kiêm Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, định hướng sắp tới trong chăn nuôi gia cầm là cần tiếp tục phát triển gà thả vườn, gà chất lượng cao.
Đây chính là dòng sản phẩm chiếm giá trị sản xuất khoảng 70% và ước tính đạt khoảng hơn 30.000 tỷ đồng mỗi năm, trong khi gà công nghiệp chỉ đạt 13.000-14.000 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, cần tập trung các sản phẩm về trứng chất lượng cao để có khả năng cạnh tranh được với các dòng sản phẩm công nghiệp nhập khẩu như thời gian qua.
Đồng quan điểm, ông Lê Thanh Hải cho rằng, khi phát triển mạnh các giống gà thả vườn sẽ đáp ứng với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam, vì vậy nên tập trung xây dựng hợp tác xã chăn nuôi gia cầm tự nguyện.
Theo đó, không hạn chế về địa lý với quy mô tối thiểu 1 triệu con/năm trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.
Từng hợp tác xã cần tổ chức liên kết giữa các hộ để quy mô phát triển theo nhu cầu xã hội nhưng phải mang tính kế hoạch thị trường nhằm tránh rủi ro. Liên kết với các doanh nghiệp để có đầu ra tốt./.
Những thách thức lớn
Theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, tổng đàn gia cầm cả nước đạt 328,1 triệu con, trong đó, đàn gà đạt 243 triệu con. Hiện Việt Nam xếp thứ 21 về các quốc gia sản xuất thịt gia cầm trên thế giới và là nước có tổng đàn vịt đứng thứ 2 trên thế giới, thuộc tốp 10 quốc gia có sản lượng thịt và trứng vịt lớn nhất thế giới.
Gia cầm là con vật nuôi có nhiều lợi thế, ngành chăn nuôi gia cầm của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, thời gian tới đây khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, Việt Nam sẽ phải đáp ứng được mức tiêu chuẩn cao và phải có độ cam kết sâu xoá bỏ 100% thuế nhập khẩu. Đây là sức ép cạnh tranh lớn với ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Theo ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, cho biết, khi gia nhập TPP ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhà cung cấp nước ngoài khi thuế nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan được cắt giảm và dỡ bỏ. Bởi ngành chăn nuôi của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, đa phần là hình thức chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc vào phần lớn vào việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh tật còn phổ biến, ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém.
Chỉ ra sức cạnh tranh thấp, ông Trúc cho rằng, phần lớn giá các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là điều bất lợi khi chúng ta cạnh tranh trên thị trường. Do sản phẩm phải qua quá nhiều khâu trung gian. Hiện tại, sản xuất chăn nuôi chưa theo chuỗi giá trị mà bị cắt khúc, mỗi công đoạn người sản xuất lại phải tính toán để có một lợi nhuận nhất định nên buộc phải đẩy giá thành lên cao, hiện vào khoảng 18%-20%.
Bên cạnh đó, quy mô sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 23.000 trang trại, ít hơn nhiều so với các quốc gia khác. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu tới 50% nguồn nguyên liệu. Ước tính mỗi năm chúng ta phải nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá trên dưới 3 tỷ USD. Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cá nhập khẩu 90% và khoáng chất, vitamin nhập tới 100%.
Trong vấn đề liên kết chuỗi, TS. Dương Xuân Tuyển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm Vigova, Viện Chăn nuôi cho rằng, việc liên kết sản xuất quá lỏng lẻo, giờ ngành chăn nuôi gia cầm mới chỉ liên kết ngang (giữa các đơn vị, nhà máy với nhau) chứ chưa có liên kết dọc (hệ thống chăn nuôi từ trung ương đến địa phương)...
Ngoài ra, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm. “Chừng nào thịt còn tồn dư kháng sinh, tồn dư các chất tăng trưởng thì chắc chắn chúng ta chưa thể xuất khẩu được. Thậm chí trong hội nhập, chúng ta còn có thể mất ngay cả thị trường nội địa hiện nay”, ông Tuyển chia sẻ.
Tìm lợi thế cạnh tranh để hội nhập
Để nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi gia cầm trước hội nhập TPP, theo TS. Dương Xuân Tuyển, ngành chăn nuôi gia cầm cần tập trung vào con giống, trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng con giống ở sản xuất nông hộ và trang trại. Song song với đó tạo ra hành lang pháp lý các loại giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước; nghiên cứu công nghệ chọn tạo giống và nhập các loại giống tiên tiến trên thế giới để tạo ra bộ giống tốt. Đồng thời, giảm giá thành chăn nuôi thông qua điều chỉnh thuế nhập khẩu nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay.
Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi kiêm Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, định hướng sắp tới trong chăn nuôi gia cầm là cần tiếp tục phát triển gà thả vườn, gà chất lượng cao.
Đây chính là dòng sản phẩm chiếm giá trị sản xuất khoảng 70% và ước tính đạt khoảng hơn 30.000 tỷ đồng mỗi năm, trong khi gà công nghiệp chỉ đạt 13.000-14.000 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, cần tập trung các sản phẩm về trứng chất lượng cao để có khả năng cạnh tranh được với các dòng sản phẩm công nghiệp nhập khẩu như thời gian qua.
Đồng quan điểm, ông Lê Thanh Hải cho rằng, khi phát triển mạnh các giống gà thả vườn sẽ đáp ứng với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam, vì vậy nên tập trung xây dựng hợp tác xã chăn nuôi gia cầm tự nguyện.
Theo đó, không hạn chế về địa lý với quy mô tối thiểu 1 triệu con/năm trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.
Từng hợp tác xã cần tổ chức liên kết giữa các hộ để quy mô phát triển theo nhu cầu xã hội nhưng phải mang tính kế hoạch thị trường nhằm tránh rủi ro. Liên kết với các doanh nghiệp để có đầu ra tốt./.
Lê Thủy
http://kinhtevadubao.vn/
http://kinhtevadubao.vn/