Chàng Sơn - khó về đích đúng hẹn
- Thứ tư - 24/06/2015 21:43
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Khó khăn về nước sạch
Từ tỉnh lộ 419, những con đường trục liên xã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp dẫn chúng tôi về với xã Chàng Sơn. Nhịp sống nơi đây vẫn hối hả và tấp nập. Cũng dễ hiểu, bởi Chàng Sơn được xem là mảnh đất của rất nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó nổi bật nhất là nghề mộc. Ngoài ra là các nghề khác như mây tre giang đan (nón, quạt tre, quạt lá đề…), nghề làm chè lam. Đồng thời, nơi đây còn có chợ Chàng, chợ Chiều là nơi buôn bán giao thương của người dân các xã lân cận.
Toàn xã Chàng Sơn có diện tích đất canh tác khoảng 173ha, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn xã chỉ chiếm khoảng 5%. Người dân nơi đây không trông nhiều vào nông nghiệp, thay vào đó, họ tham gia vào một hay nhiều công đoạn của nghề mộc, làm quạt, hoặc tất bật với những phiên chợ bán buôn. Nhờ đó thu nhập của người dân Chàng Sơn hiện ở mức rất khá, khoảng trên 30 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chỉ còn xấp xỉ 2,5%. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ngày một được cải thiện. Dù vậy, người dân Chàng Sơn vẫn còn không ít trăn trở. Chị Phí Thị Liên – Trưởng thôn 6 bộc bạch, cả xã có 6 thôn nhưng đến nay chưa thôn nào có nước sạch để sử dụng. Hàng ngày, người dân phải đi hàng cây số ra đường trục liên xã để mua nước với giá khoảng 50.000 đồng/m3. Chi phí này cao hơn rất nhiều so với mức giá nếu mua từ hệ thống cấp nước sạch của TP. Điều đáng nói là không biết người dân nơi đây còn phải tiếp tục cảnh đi mua nước sinh hoạt đến bao giờ? Lãnh đạo xã Chàng Sơn hẳn cũng không thể làm ngơ, bởi nước sạch nằm trong tiêu chí số 13 của bộ tiêu chí xây dựng NTM. Không có nước sạch, đường “về đích” NTM của địa phương sẽ còn rất chông gai.
Còn nhiều gian nan
Không chỉ thiếu nước sạch, tại Chàng Sơn, nhiều cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình phục vụ đời sống văn hóa – giáo dục cũng còn thiếu. Đến nay, hai thôn 1 và thôn 7 vẫn chưa có nhà văn hóa. Người dân phải hội họp tại trụ sở hợp tác xã hoặc phòng họp của UBND. Trong khi đó, cơ sở vật chất trường học cũng đang là bài toán khó với chính quyền địa phương. Hiện, trường THCS Chàng Sơn đang ngày một xuống cấp và thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đặc biệt, nhiều em nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo ở Chàng Sơn vẫn đang phải đi học nhờ tại UBND xã cũ (thuộc thôn 3), do xã hiện đang thiếu điểm trường mầm non. Giao thông cũng đang là thách thức lớn khi trải dài khắp các cánh đồng làng vẫn là những con đường đất nhỏ hẹp, rất khó đi, nhất là những ngày mưa, gió…
Ông Đặng Duy Hải – Phó Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho biết, tính đến hết tháng 5/2015, Chàng Sơn mới đạt và cơ bản đạt 13/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Đặc biệt, một số tiêu chí về cơ sở vật chất, văn hóa, hạ tầng giao thông thì chưa biết đến khi nào mới có thể hoàn thành. Khó khăn lớn nhất hiện nay của Chàng Sơn, theo ông Hải, là nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng. Trước bài toán khó này, xã đã tích cực huy động sự đóng góp trong Nhân dân, các tổ chức, DN. Tuy nhiên, kết quả hiện vẫn còn rất hạn chế. Do đó, địa phương rất mong các cấp lãnh đạo TP, huyện Thạch Thất tiếp tục quan tâm, đầu tư kinh phí để đưa Chàng Sơn “về đích” NTM trong năm nay.
Từ tỉnh lộ 419, những con đường trục liên xã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp dẫn chúng tôi về với xã Chàng Sơn. Nhịp sống nơi đây vẫn hối hả và tấp nập. Cũng dễ hiểu, bởi Chàng Sơn được xem là mảnh đất của rất nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó nổi bật nhất là nghề mộc. Ngoài ra là các nghề khác như mây tre giang đan (nón, quạt tre, quạt lá đề…), nghề làm chè lam. Đồng thời, nơi đây còn có chợ Chàng, chợ Chiều là nơi buôn bán giao thương của người dân các xã lân cận.
Trường THCS Chàng Sơn còn thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy. |
Còn nhiều gian nan
Không chỉ thiếu nước sạch, tại Chàng Sơn, nhiều cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình phục vụ đời sống văn hóa – giáo dục cũng còn thiếu. Đến nay, hai thôn 1 và thôn 7 vẫn chưa có nhà văn hóa. Người dân phải hội họp tại trụ sở hợp tác xã hoặc phòng họp của UBND. Trong khi đó, cơ sở vật chất trường học cũng đang là bài toán khó với chính quyền địa phương. Hiện, trường THCS Chàng Sơn đang ngày một xuống cấp và thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đặc biệt, nhiều em nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo ở Chàng Sơn vẫn đang phải đi học nhờ tại UBND xã cũ (thuộc thôn 3), do xã hiện đang thiếu điểm trường mầm non. Giao thông cũng đang là thách thức lớn khi trải dài khắp các cánh đồng làng vẫn là những con đường đất nhỏ hẹp, rất khó đi, nhất là những ngày mưa, gió…
Ông Đặng Duy Hải – Phó Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho biết, tính đến hết tháng 5/2015, Chàng Sơn mới đạt và cơ bản đạt 13/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Đặc biệt, một số tiêu chí về cơ sở vật chất, văn hóa, hạ tầng giao thông thì chưa biết đến khi nào mới có thể hoàn thành. Khó khăn lớn nhất hiện nay của Chàng Sơn, theo ông Hải, là nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng. Trước bài toán khó này, xã đã tích cực huy động sự đóng góp trong Nhân dân, các tổ chức, DN. Tuy nhiên, kết quả hiện vẫn còn rất hạn chế. Do đó, địa phương rất mong các cấp lãnh đạo TP, huyện Thạch Thất tiếp tục quan tâm, đầu tư kinh phí để đưa Chàng Sơn “về đích” NTM trong năm nay.
Bài, ảnh: Trọng Tùng
Nguồn: ktdt.vn
Nguồn: ktdt.vn