Chi Lăng “gắp việc” để xây dựng nông thôn mới
- Thứ năm - 25/07/2013 22:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mẹ Nụ đã ủng hộ hơn 200 triệu đồng để làm con đường này. |
Con đường về Chi Lăng khác xưa nhiều quá. Phụ trách huyện Hưng Hà mấy chục năm, tôi đã đi mòn chân đến tất cả 34 xã, thị trấn. Riêng Bình Lăng ngày ấy tôi về nhiều lần, từ khi tách Bình Lăng thành Hòa Bình và Chi Lăng, bây giờ tôi mới trở lại. Trụ sở làm việc của xã Chi Lăng xây hai tầng kiên cố, tôi tìm vào phòng Phó Chủ tịch xã, nhờ anh cho người đưa xuống nhà mẹ Nụ, người vợ liệt sỹ đã ủng hộ hơn 200 triệu đồng để làm đường theo tiêu chí nông thôn mới. Dáng lưng còng và gương mặt phúc hậu, mẹ kể việc mình làm cho làng, cho xóm nghe cứ nhẹ tênh: Con đường ấy hình úp thìa, bên dưới là rãnh nước, người già, con trẻ đi hãi lắm (mẹ dùng chữ hãi nghe thật dân dã và ấm áp). Nghe đài, đọc báo thấy Đảng, Nhà nước kêu gọi xây dựng nông thôn mới, mẹ tiết kiệm được ít tiền từ buôn bán hàng xáo, trợ cấp vợ liệt sỹ và anh con út ở bên Hung-ga-ri biếu mẹ phòng khi tuổi già, ốm đau. Mẹ cười bảo: Ăn chẳng hết bao nhiêu, đem tiền ủng hộ làm đường nông thôn để tiếng thơm cho con, cháu sau này.
Trở về trụ sở xã, gặp Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Đỗ Văn Bảng, anh thuộc lớp cán bộ từng nếm trải cả những năm gian khổ của Bình Lăng, và những năm gây dựng Chi Lăng trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn. Khi hỏi về chuyện xây dựng nông thôn mới, anh bảo: Mất ổn định ở Bình Lăng dẫn đến sự kiện chia tách thành hai xã đều cùng xuất phát từ vấn đề ruộng đất. Xây dựng nông thôn mới cũng phải bắt đầu từ dồn điền, đổi thửa. Đây là vấn đề dai dẳng nhất, khó giải quyết nhất. Chi Lăng có 7 thôn thì 6 thôn nhất trí triển khai dồn điền đổi thửa; chỉ còn một thôn kiên quyết không làm. Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiều lần họp bàn, đấu tranh gay gắt, cuối cùng mới ra được nghị quyết. Năm 2011 bắt đầu triển khai thực hiện đến năm 2012 mới hoàn thành dồn điền đổi thửa.
Cũng như nhiều nơi khác thu tiền trên đầu sào, nhưng Chi Lăng thu thấp nhất: 105.000 đồng/sào, vậy mà hết năm 2012 mới thu được 85%. Tổng số vốn đầu tư mới đạt 2,2 tỷ đồng. Trong đó, cấp trên hỗ trợ 600 triệu đồng, còn lại là nhân dân đóng góp, con em xa quê ủng hộ và ngân sách xã. Đến đầu năm 2013, Chi Lăng mới đạt 4 tiêu chí. Ngoài dồn điền đổi thửa thì tiêu chí an ninh chính trị đối với Chi Lăng là cả một nan giản, nhiều thách thức, khó khăn bởi xưa kia Bình Lăng mất ổn định do vấn đề đất đai và an ninh trật tự. Chỉ có giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội mới phát triển được kinh tế, đời sống nhân dân mới được nâng cao... bài học ấy thấm sâu đến xương tủy các thế hệ lãnh đạo ở Bình Lăng xưa và hai xã mới hôm nay.
Vì thế, để có được tiêu chí “Giữ vững an ninh chính trị”, Đảng bộ, chính quyền Chi Lăng đã nỗ lực cố gắng rất nhiều mới đạt được. Hai tiêu chí: điện nông thôn và Internet, chủ yếu do đầu tư từ cấp trên. Hệ thống trường tiểu học, THCS, trạm xá đã xuống cấp; riêng Trường Tiểu học đạt chuẩn 1 mãi vẫn chưa vươn lên đạt chuẩn 2. Mới đây, đã quy hoạch điểm xây dựng trường mầm non mới, nhưng chưa có vốn để đầu tư xây dựng. Có lẽ, thành công nhất sau dồn điền đổi thửa ở Chi Lăng là làm đường nông thôn. Cả 7/7 thôn đứng ra làm đường nông thôn, do các cụm dân cư tự tổ chức, xã chỉ xuống động viên tặng đường, đỗ để bà con nấu chè giải khát. Nhờ vậy, toàn xã đã làm xong 3,5 km đường, vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng; đường rộng 2,5 đến 3,5 mét; bề mặt dày 12 đến 15 cm.
Một xã nghèo như Chi Lăng lấy đâu tiền tỷ để làm đường nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Chúng tôi đã bày tỏ băn khoăn ấy với Chủ tịch xã Đỗ Văn Bảng. Anh nói: Nhờ bà con đóng góp và sự ủng hộ của những người con xa quê. Ngoài cụ Nụ ủng hộ hơn 200 triệu đồng, có 7 đến 8 nhà đóng góp 2 đến 30 triệu đồng. Dòng họ Nguyễn Đình làm 120 mét đường trị giá 92 triệu đồng; bà Lại Thị Kháng ở thôn Tiền Phong, ủng hộ 25 triệu; trong dòng họ Nguyễn Đình có ông Nguyễn Đình Kính đang sinh sống ở Hải Dương ủng hộ 30 triệu đồng; hai chị em Trần Đình Bắc và Trần Thị Liên ủng hộ 20 triệu đồng... Chặng đường xây dựng nông thôn mới ở Chi Lăng còn bộn bề khó khăn, nhưng như một cán bộ nghỉ hưu thời “nhức nhối Bình Lăng” đã nói: Chi Lăng đang khởi động và nỗ lực cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Dù chỉ đạt 4 tiêu chí, nhưng Chi Lăng đã bước qua được 2 tiêu chí khó khăn, gian khổ nhất nhờ Đảng bộ, chính quyền nơi đây biết “gắp” việc then chốt để làm.
Trở về trụ sở xã, gặp Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Đỗ Văn Bảng, anh thuộc lớp cán bộ từng nếm trải cả những năm gian khổ của Bình Lăng, và những năm gây dựng Chi Lăng trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn. Khi hỏi về chuyện xây dựng nông thôn mới, anh bảo: Mất ổn định ở Bình Lăng dẫn đến sự kiện chia tách thành hai xã đều cùng xuất phát từ vấn đề ruộng đất. Xây dựng nông thôn mới cũng phải bắt đầu từ dồn điền, đổi thửa. Đây là vấn đề dai dẳng nhất, khó giải quyết nhất. Chi Lăng có 7 thôn thì 6 thôn nhất trí triển khai dồn điền đổi thửa; chỉ còn một thôn kiên quyết không làm. Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiều lần họp bàn, đấu tranh gay gắt, cuối cùng mới ra được nghị quyết. Năm 2011 bắt đầu triển khai thực hiện đến năm 2012 mới hoàn thành dồn điền đổi thửa.
Cũng như nhiều nơi khác thu tiền trên đầu sào, nhưng Chi Lăng thu thấp nhất: 105.000 đồng/sào, vậy mà hết năm 2012 mới thu được 85%. Tổng số vốn đầu tư mới đạt 2,2 tỷ đồng. Trong đó, cấp trên hỗ trợ 600 triệu đồng, còn lại là nhân dân đóng góp, con em xa quê ủng hộ và ngân sách xã. Đến đầu năm 2013, Chi Lăng mới đạt 4 tiêu chí. Ngoài dồn điền đổi thửa thì tiêu chí an ninh chính trị đối với Chi Lăng là cả một nan giản, nhiều thách thức, khó khăn bởi xưa kia Bình Lăng mất ổn định do vấn đề đất đai và an ninh trật tự. Chỉ có giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội mới phát triển được kinh tế, đời sống nhân dân mới được nâng cao... bài học ấy thấm sâu đến xương tủy các thế hệ lãnh đạo ở Bình Lăng xưa và hai xã mới hôm nay.
Vì thế, để có được tiêu chí “Giữ vững an ninh chính trị”, Đảng bộ, chính quyền Chi Lăng đã nỗ lực cố gắng rất nhiều mới đạt được. Hai tiêu chí: điện nông thôn và Internet, chủ yếu do đầu tư từ cấp trên. Hệ thống trường tiểu học, THCS, trạm xá đã xuống cấp; riêng Trường Tiểu học đạt chuẩn 1 mãi vẫn chưa vươn lên đạt chuẩn 2. Mới đây, đã quy hoạch điểm xây dựng trường mầm non mới, nhưng chưa có vốn để đầu tư xây dựng. Có lẽ, thành công nhất sau dồn điền đổi thửa ở Chi Lăng là làm đường nông thôn. Cả 7/7 thôn đứng ra làm đường nông thôn, do các cụm dân cư tự tổ chức, xã chỉ xuống động viên tặng đường, đỗ để bà con nấu chè giải khát. Nhờ vậy, toàn xã đã làm xong 3,5 km đường, vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng; đường rộng 2,5 đến 3,5 mét; bề mặt dày 12 đến 15 cm.
Một xã nghèo như Chi Lăng lấy đâu tiền tỷ để làm đường nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Chúng tôi đã bày tỏ băn khoăn ấy với Chủ tịch xã Đỗ Văn Bảng. Anh nói: Nhờ bà con đóng góp và sự ủng hộ của những người con xa quê. Ngoài cụ Nụ ủng hộ hơn 200 triệu đồng, có 7 đến 8 nhà đóng góp 2 đến 30 triệu đồng. Dòng họ Nguyễn Đình làm 120 mét đường trị giá 92 triệu đồng; bà Lại Thị Kháng ở thôn Tiền Phong, ủng hộ 25 triệu; trong dòng họ Nguyễn Đình có ông Nguyễn Đình Kính đang sinh sống ở Hải Dương ủng hộ 30 triệu đồng; hai chị em Trần Đình Bắc và Trần Thị Liên ủng hộ 20 triệu đồng... Chặng đường xây dựng nông thôn mới ở Chi Lăng còn bộn bề khó khăn, nhưng như một cán bộ nghỉ hưu thời “nhức nhối Bình Lăng” đã nói: Chi Lăng đang khởi động và nỗ lực cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Dù chỉ đạt 4 tiêu chí, nhưng Chi Lăng đã bước qua được 2 tiêu chí khó khăn, gian khổ nhất nhờ Đảng bộ, chính quyền nơi đây biết “gắp” việc then chốt để làm.
Bài, ảnh: Phạm Thanh
Nguồn: baothaibinh.com.vn