Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đi vào cuộc sống
- Thứ ba - 23/09/2014 00:17
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đó là nhận định của lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, diễn ra ngày 20/9, tại Hà Nội. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn, từ năm 2011-2013, cả nước đã có 36 tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Toàn quốc đã ký được 351 hợp đồng ủy thác DVMTR với các cơ sở sử dụng DVMTR. Tính đến tháng 8/2014, cả nước đã thu được hơn 3.329 tỷ đồng chi trả cho chủ rừng. Tỷ lệ giải ngân bình quân chung sau hơn 3 năm qua đến các chủ rừng đạt trên 70%. Nguồn tiền này thực sự đóng góp rất lớn vào công tác bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo kinh phí duy trì bảo vệ diện tích rừng bình quân đạt từ 2,8 đến 3,37 triệu ha rừng/năm.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, chính sách DVMTR đã góp phần tạo công văn việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, đặc biệt đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ chính sách chi trả DVMTR của cả nước đạt 1,8 triệu đồng/hộ/năm. Nhiều tỉnh có mức thu nhập bình quân hộ gia đình cao như: Lâm Đồng (trên 8 triệu đồng/hộ/năm); Bình Phước (7,2 triệu đồng/hộ/năm); Kon Tum (trên 5,7 triệu đồng/hộ/năm); Hòa Bình (3,8 triệu đồng/hộ/năm); Đắk Lắk (trên 3,4 triệu đồng/hộ/năm); Lai Châu (2,4 triệu đồng/hộ/năm).
Không chỉ có ý nghĩa với đời sống đồng bào, nguồn DVMTR còn góp phần giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các Ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp; đặc biệt có ý nghĩa lớn giúp các công ty khôi phục sản xuất, thoát khỏi nguy cơ bị giải thể, phá sản trong bối cảnh Nhà nước có chủ trương hạn chế, tiến tới chấm dứt khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Riêng Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp, trong đó 43 công ty đã nhận được số tiền DVMTR là 195,5 tỷ đồng.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng chỉ ra rằng, quá trình thực hiện chính sách đã bộc lộ những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thức hiện, cụ thể như: việc huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tại một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, thiếu gắn kết, thiếu nguồn lực, chưa hoàn thành việc rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân tiền DVMTR đến các chủ rừng. Hơn thế nữa, do chính sách mới nên quá trình xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu mong mỏi của người dân. Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã phát biểu thảo luận và phân tích tác động cực của DVMTR đối với công tác bảo vệ rừng nói chung và đối với các chủ rừng nói riêng. Đồng thời các đại biểu cũng kiến nghị các giải pháp, tham mưu các chủ trương nhằm tháo gỡ khó khăn, đưa DVMTR thực sự đến tận tay từng chủ rừng và những đối tượng được hưởng.
Nhìn nhận một cách toàn diện, sau 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã khẳng định hướng đi đúng đắn, mang lại những hiệu quả nhất định, từng bước đi vào cuộc sống, tạo lập nên một nguồn tài chính mới ngoài ngân sách mang tính ổn định, bền vững phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc, góp phần bảo vệ sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đánh giá cao chính sách chi trả DVMTR, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho rằng, sau 3 năm triển khai đã khẳng định sự phù hợp với xu hướng quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, được các bên liên quan thực hiện tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực. Phó Thủ tướng đồng tình với nhiều ý kiến các địa phương khi cho rằng chính sách này đã tạo lập một nguồn lực tài chính mới, ổn định, bền vững phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng; góp phần nâng cao đời sống người dân gắn bó với rừng.
Phó Thủ tưởng cũng lưu ý, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả; hướng dẫn tiêu chí thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh; quy định cụ thể về mô hình tổ chức và phân cấp quản lý các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Ngoài ra, hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNN cần tổ chức các đoàn công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các tỉnh kịp thời phát hiện những bất cập của chính sách, kiến nghị, đề xuất với cac cấp có thẩm quyền giải quyết…
Với UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền DVMTR theo quy định; kiểm tra, giám sát thực hiện chi trả DVMTR; lồng ghép thực hiện chính sách chi trả DVMTR gắn với Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và các chính sách khuyến khích, phát triển lâm nghiệp khác có liên quan./.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, chính sách DVMTR đã góp phần tạo công văn việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, đặc biệt đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ chính sách chi trả DVMTR của cả nước đạt 1,8 triệu đồng/hộ/năm. Nhiều tỉnh có mức thu nhập bình quân hộ gia đình cao như: Lâm Đồng (trên 8 triệu đồng/hộ/năm); Bình Phước (7,2 triệu đồng/hộ/năm); Kon Tum (trên 5,7 triệu đồng/hộ/năm); Hòa Bình (3,8 triệu đồng/hộ/năm); Đắk Lắk (trên 3,4 triệu đồng/hộ/năm); Lai Châu (2,4 triệu đồng/hộ/năm).
Không chỉ có ý nghĩa với đời sống đồng bào, nguồn DVMTR còn góp phần giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các Ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp; đặc biệt có ý nghĩa lớn giúp các công ty khôi phục sản xuất, thoát khỏi nguy cơ bị giải thể, phá sản trong bối cảnh Nhà nước có chủ trương hạn chế, tiến tới chấm dứt khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Riêng Tây Nguyên có 55 công ty lâm nghiệp, trong đó 43 công ty đã nhận được số tiền DVMTR là 195,5 tỷ đồng.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng chỉ ra rằng, quá trình thực hiện chính sách đã bộc lộ những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thức hiện, cụ thể như: việc huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tại một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, thiếu gắn kết, thiếu nguồn lực, chưa hoàn thành việc rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân tiền DVMTR đến các chủ rừng. Hơn thế nữa, do chính sách mới nên quá trình xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu mong mỏi của người dân. Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã phát biểu thảo luận và phân tích tác động cực của DVMTR đối với công tác bảo vệ rừng nói chung và đối với các chủ rừng nói riêng. Đồng thời các đại biểu cũng kiến nghị các giải pháp, tham mưu các chủ trương nhằm tháo gỡ khó khăn, đưa DVMTR thực sự đến tận tay từng chủ rừng và những đối tượng được hưởng.
Nhìn nhận một cách toàn diện, sau 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã khẳng định hướng đi đúng đắn, mang lại những hiệu quả nhất định, từng bước đi vào cuộc sống, tạo lập nên một nguồn tài chính mới ngoài ngân sách mang tính ổn định, bền vững phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc, góp phần bảo vệ sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đánh giá cao chính sách chi trả DVMTR, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho rằng, sau 3 năm triển khai đã khẳng định sự phù hợp với xu hướng quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, được các bên liên quan thực hiện tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực. Phó Thủ tướng đồng tình với nhiều ý kiến các địa phương khi cho rằng chính sách này đã tạo lập một nguồn lực tài chính mới, ổn định, bền vững phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng; góp phần nâng cao đời sống người dân gắn bó với rừng.
Phó Thủ tưởng cũng lưu ý, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả; hướng dẫn tiêu chí thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh; quy định cụ thể về mô hình tổ chức và phân cấp quản lý các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Ngoài ra, hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNN cần tổ chức các đoàn công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các tỉnh kịp thời phát hiện những bất cập của chính sách, kiến nghị, đề xuất với cac cấp có thẩm quyền giải quyết…
Với UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền DVMTR theo quy định; kiểm tra, giám sát thực hiện chi trả DVMTR; lồng ghép thực hiện chính sách chi trả DVMTR gắn với Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và các chính sách khuyến khích, phát triển lâm nghiệp khác có liên quan./.
Nguyễn Long
theo mard
theo mard