Cho vay vốn đóng tàu xa bờ theo Nghị định 67 của Chính phủ: 4 vấn đề cần tháo gỡ
- Thứ tư - 15/04/2015 22:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thực tế, Nghị định 67/2014/NĐ-CP là một chính sách mới, bao gồm nhiều chính sách về thủy sản trong các lĩnh vực bảo hiểm, đầu tư, tín dụng… Do đó, mặc dù có sự vào cuộc tích cực của các Bộ Ban Ngành và các ngân hàng thương mại nói chung, nhưng quá trình thực hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập. Riêng với chính sách tín dụng, qua công tác triển khai thực tế, Agribank nhận thấy có những vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Nghị định 67/NĐ-CP, việc đóng mới tàu khai thác và tàu dịch vụ nghề cá, các chủ tàu phải sử dụng máy mới 100%. Sử dụng máy mới 100% đã làm giá thành còn tàu tăng lên đáng kể, sự chênh lệch máy cũ và máy mới có thể lên tới 1 -2 tỷ đồng, khi đó, vốn tự có được tăng lên theo tỷ lệ góp vốn, do đó nhiều ngư dân e dè, không muốn sử dụng máy mới. Vì vậy, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có ý kiến chính thức trình Thủ tướng Chính phủ về việc có cho phép ngư dân dùng máy cũ hay không?
Thứ hai, việc thẩm định dự toán của con tàu rất khó khăn, chi phí con tàu trước đây do các cơ sở đóng tàu đưa ra khoảng 7-10 tỷ, giờ tàu cùng công suất đó được báo giá lên 10-16 tỷ (bao gồm cả ngư lưới cụ), khiến các chủ tàu hoang mang. Việc thẩm định tàu cá khó khăn do đòi hỏi phải am hiểu ngành nghề, chuyên môn, có định mức kĩ thuật về tàu cá cũng như giá khái toán tham khảo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, định mức kỹ thuật và giá khái toán đều chưa có quy định, các Ngân hàng thương mại thiếu cơ sở để thẩm định giá dự toán do các cơ sở đóng tàu đưa ra.
Chúng tôi đã đề nghị, để đảm bảo việc thẩm định giá dự toán đóng tàu của các cơ sở đóng tàu đưa ra, đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng và chủ tàu thuê công ty tư vấn thẩm định giá, phí thuê tư vấn thẩm định được tính vào tổng giá trị đầu tư con tàu.
Thứ ba, hiện việc phê duyệt thiết kế tàu còn nhiều vướng mắc, Bộ NNo&PTNT chưa đưa ra các mẫu thiết kế tàu vỏ gỗ và tàu composite, các mẫu tàu đã đưa ra chủ yếu phù hợp với đánh bắt ở Biển Đông, chưa phù hợp với việc đánh bắt ở vùng vịnh Thái Lan.
Agribank đề nghị Bộ NN&PTNT nghiên cứu đưa ra các mẫu tàu phù hợp và đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các điều chỉnh về mẫu tàu và dự toán đóng tàu.
Thứ tư, mặc dù Nghị định 67/2014/NĐ-CP là một chính sách đồng bộ bao gồm cả nội dung về đầu tư hạ tầng cơ sở và đào tạo tay nghề cho ngư dân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề đầu tư hạ tâng cơ sở và đào tạo tay nghề cho ngư dân chưa được thực hiện đồng bộ. Ngư dân có nhu cầu đóng tàu nhưng lại không có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ cũng như kinh nghiệm vận hành nhưng con tàu công suất mới, đặc biệt là tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới. Nhiều cảng biển cũng chưa được cải tạo để phù hợp neo đậu những con tàu lớn theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Các cơ sở đóng tàu hiện nay cũng ít cơ sở đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ NNo&PTNT. Đây là vấn đề bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách, đồng thời làm tăng rủi ro tín dụng.
Thứ hai, việc thẩm định dự toán của con tàu rất khó khăn, chi phí con tàu trước đây do các cơ sở đóng tàu đưa ra khoảng 7-10 tỷ, giờ tàu cùng công suất đó được báo giá lên 10-16 tỷ (bao gồm cả ngư lưới cụ), khiến các chủ tàu hoang mang. Việc thẩm định tàu cá khó khăn do đòi hỏi phải am hiểu ngành nghề, chuyên môn, có định mức kĩ thuật về tàu cá cũng như giá khái toán tham khảo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, định mức kỹ thuật và giá khái toán đều chưa có quy định, các Ngân hàng thương mại thiếu cơ sở để thẩm định giá dự toán do các cơ sở đóng tàu đưa ra.
Chúng tôi đã đề nghị, để đảm bảo việc thẩm định giá dự toán đóng tàu của các cơ sở đóng tàu đưa ra, đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng và chủ tàu thuê công ty tư vấn thẩm định giá, phí thuê tư vấn thẩm định được tính vào tổng giá trị đầu tư con tàu.
Thứ ba, hiện việc phê duyệt thiết kế tàu còn nhiều vướng mắc, Bộ NNo&PTNT chưa đưa ra các mẫu thiết kế tàu vỏ gỗ và tàu composite, các mẫu tàu đã đưa ra chủ yếu phù hợp với đánh bắt ở Biển Đông, chưa phù hợp với việc đánh bắt ở vùng vịnh Thái Lan.
Agribank đề nghị Bộ NN&PTNT nghiên cứu đưa ra các mẫu tàu phù hợp và đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các điều chỉnh về mẫu tàu và dự toán đóng tàu.
Thứ tư, mặc dù Nghị định 67/2014/NĐ-CP là một chính sách đồng bộ bao gồm cả nội dung về đầu tư hạ tầng cơ sở và đào tạo tay nghề cho ngư dân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề đầu tư hạ tâng cơ sở và đào tạo tay nghề cho ngư dân chưa được thực hiện đồng bộ. Ngư dân có nhu cầu đóng tàu nhưng lại không có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ cũng như kinh nghiệm vận hành nhưng con tàu công suất mới, đặc biệt là tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới. Nhiều cảng biển cũng chưa được cải tạo để phù hợp neo đậu những con tàu lớn theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Các cơ sở đóng tàu hiện nay cũng ít cơ sở đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ NNo&PTNT. Đây là vấn đề bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách, đồng thời làm tăng rủi ro tín dụng.
theo dddn