Chủ động trong sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu

Chủ động trong sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu
Nước biển dâng, thời tiết cực đoan rét kỷ lục, hạn hán khốc liệt… đó là biểu hiện rõ nét của sự biến đổi khí hậu. Nhiều nông dân, địa phương đã có những giải pháp chống biến đổi khí hậu.

 

Trận rét kỷ kỷ cuối năm ngoái xẩy ra tại nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung, hạn hán khốc liệt đang kéo dài ở các tỉnh trung bộ, nước triều dâng cao ở các tỉnh Nam bộ… đó là sự cực đoan của khí hậu, đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp.  Do vậy việc ứng dựng tiến bộ KHKT, chọn những cây trồng, giống vật nuôi thích nghi ... là cách để nông dân tiếp tục 'sống chung" với thời tiết.

Nuôi tôm trong nhà kín của ông Hoàng Văn Tin
Nuôi tôm trong nhà kín của ông Hoàng Xuân Tin (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu)

Để đối phó với sự biến đổi khí hậu, ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu đã đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng khu nhà kín, bán kiên cố để nuôi tôm vụ 3 trong nhà. Trong khu vực ao đầm kín gió, ông sử dụng máy sục ô xy, máy quạt nước, nhiệt kế đo nhiệt độ… nên con tôm phát triển tốt vào mùa đông. Ông Tin cho biết: Nhiệt độ trong nhà kín luôn cao hơn nhiệt độ bên ngoài từ 2 – 4 độ C, nên về mùa đông con tôm phát triển bình thường. 

Vợ chồng anh Năng Minh ở xã Quỳnh Bảng nuôi 150 con lợn nái giống ngoại, trong nhà kín rộng hàng nghìn m2. Sử dụng máy điều hòa nhiệt độ bằng quạt gió, hơi nước, công nghệ Đài Loan, giúp cho nhiệt độ trong chuồng luôn đảm bảo trên dưới 30 độ C, rất phù hợp với lợn nhập ngoại. 

Chăn nuôi lợn trong nhà kín có sử dụng thiết bị cảm biến điều hòa nhiệt độ của anh Minh Năng
Chăn nuôi lợn trong nhà kín có sử dụng thiết bị cảm biến điều hòa nhiệt độ của anh Minh Năng

Sự biến đổi của khí hậu nắng nóng, hạn hán kéo dài, khiến nguồn nước ngầm sẽ bị kiệt. Do vậy, người trồng rau vùng bãi ngang Quỳnh Lưu đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, không những tiết kiệm nguồn nước ngầm mà còn giảm sức lao động và hiệu quả tưới cao hơn.

Một trong những giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu của vùng ven biển là phát triển diện tích rừng ngập mặn, bằng trồng cây sú vẹt nơi cửa sông. Quỳnh Bảng có gần 20 ha đất ven sông, hàng năm ngập mặn, trong đó đã trồng được 14 ha cây sú vẹt. Diện tích còn lại, địa phương sẽ giao cho từng hộ dân trồng khép kín, nhằm chống xói lở, bảo vệ môi trường sống cho các loại động, thực vật và cân bằng sinh thái biển.

Xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 15 ha rừng ngập mặn
Xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 15 ha rừng ngập mặn

Bằng nguồn vốn của nhà nước, Quỳnh Lưu đã xây dựng được 9 km đê ven biển; các địa phương đã trồng được 300 ha rừng ngập mặn. Ngoài ra, địa phương còn được Chính phủ đầu tư hơn 100 tỷ đồng xây dựng hệ thống kênh tiêu úng vùng bãi ngang. Sau khi hoàn thành, vùng bãi ngang rút ngắn thời gian ngập úng từ 15 – 20 ngày trước đây, xuống còn 7 – 10 ngày, tạo thuận lợi cho người trồng rau tăng vụ. Trong sản xuất nông nghiệp, quỳnh Lưu còn chọn cây trồng phù hợp để đối phó với biến đổi khí hậu, gắn với đảm bảo năng suất, sản lượng. 

Người dân xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành chuẩn bị cây giống trồng rừng vụ xuân
Người dân xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành chuẩn bị cây giống trồng rừng vụ xuân

Huyện Yên Thành chuyên sản xuất nông nghiệp, với thâm canh cây lúa là chính. Nhằm đối phó với khí hậu cực đoan, những năm qua địa phương có nhiều giải pháp chống biến đổi khí hậu. Giải pháp quan trọng nhất đối với Yên Thành là hàng năm huy động nhân lực nạo vét kênh mương, các công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống kênh tiêu. Bên cạnh đó, Yên Thành còn tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống, chống xói mòn đất, cân bằng sinh thái. Với trên 15 nghìn ha rừng trồng hiện có, mỗi năm địa phương khai thác hoảng 1 nghìn ha rừng, khai thác đến đâu, người dân trồng lại đến đó, nên diện tích rừng luôn đảm bảo. 

Theo baonghean.vn