Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Sau 5 năm (2010 - 2015) triển khai thực hiện, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước.
Mặc dù vùng dân tộc thiểu số và miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn về mọi mặt, việc xây dựng nông thôn mới không phải dễ, nhưng các tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào hưởng ứng tham gia. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến là tổ chức, cá nhân góp công, góp của để hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới…

Đến nay, mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã. 

Tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới, nhiều huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã được nhận cờ thi đua của Chính phủ và nhiều xã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 

Mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.

Các lực lượng tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới.


Thâm canh tăng vụ để tăng thu nhập.


Đường liên thôn ở huyện Ba Bể (Bắc Kạn) được làm từ sự góp công sức của đồng bào.


Hệ thống trạm y tế cơ sở ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) được hoàn thiện để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào.


Điện về bản, đồng bào được tiếp cận với nhiều loại hình thông tin hơn.


Đồng bào ở huyện Mường Khương (Lào Cai) tự tháo dỡ công trình để nhường đất làm đường giao thông nông thôn.


Những con đường liên xóm được hình thành từ công sức của đồng bào.

Theo Minh Phúc/baotintuc.vn