Chương trình nông thôn miền núi đã mang lại những đột phá mới

Chương trình nông thôn miền núi đã mang lại những đột phá mới
(VietQ.vn) - Sáng ngày 18/6 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tổng kế đánh giá kết quả thực hiện Chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi" (Chương trình NTMN)

Tham dự Hội nghị này có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc; ông Lại Xuân Môn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Phạm Văn Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại hội nghị

Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại hội nghị

Hội nghị còn có sự tham gia của đông đảo đại diện là lãnh đạo UBND các tỉnh: Phú Thọ, Bình Định, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh và hàng trăm khách mời đến từ các Bộ, ngành, 63 sở KH&CN các tỉnh, các Trung tâm ứng dụng tiến bộ, Viện nghiên cứu, các trường đại học, cácdoanh nghiệp trong nước.

Theo Bộ KH&CN, Chương trình NTMN có tính chất liên ngành, liên vùng, được thực hiện thông qua các dự án ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đào tọa, tập huấn nghiệp vụ và hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT- XH nông thôn, miền núi.

Các dự án được thực hiện thành công là cơ sở để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, nông sản của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn, miền núi - vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội khó khăn của đất nước.

Toàn cảnh hội nghị Chương trình NTMN

Toàn cảnh hội nghị Chương trình NTMN

Theo Chương trình NTMN, trong 15 năm qua, Chương trình đã triển khai thực hiện 845 dự án tại 62 tỉnh, thành phố. Thông qua Chương trình đã huy động lực lượng cán bộ KH&CN của trên 80 cơ quan KH&CN Trung ương và lực lượng cán bộ KH&CN của các địa phương làm công tác chuyển giao công nghệ và đã chuyển giao được 4.761 lượt công nghệ vào sản xuất. Đào tạo được 11.063 kỹ thuật viên cơ sở, đào tạo ngắn hạn cho trên 1.725 cán bộ quản lý KH&CN ở địa phương, tập huấn cho 236.264 lượng nông dân. Đã sử dụng khoảng 128.643 lao động tại chỗ giúp các địa phương góp phần giải quyết được tình trạng lao động dôi dư và tăng thu nhập cho nông dân.

Từ 845 dự án của Chương trình được thực hiện đã xây dựng được 2.501 mô hình sản xuất. Các mô hình này chính là những mẫu hình về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&Cn có tính đại diện cho địa bàn triển khai, do chính người dân sau khi được tập huấn kỹ thuật trực tiếp thực hiện, từ đó tạo được sức lan tỏa nhân rộng cho các tổ chức và cá nhân khác đầu tư vốn để tổ chức sản xuất nhân rộng kết quả của mô hình.

Theo: vietq.vn